Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2019

Bật mí cách giao tiếp được với bào thai trong bụng

Hình ảnh
Rất nhiều bà mẹ thắc mắc rằng: “Tôi đang mang thai, chồng tôi và tôi nói chuyện với em bé của chúng tôi rất nhiều. Đôi lúc chúng tôi cảm thấy như bé hiểu được những gì chúng tôi nói với bé. Có phải chỉ là do cảm giác?”  Bật mí cách giao tiếp với thai nhi Không hẳn như thế, vì thực ra bào thai cũng phản ứng với những âm thanh bên ngoài. Trong một nghiên cứu, một đứa trẻ sơ sinh có mẹ thường xuyên theo dõi một vở kịch trong khi họ đang mang thai sẽ ngừng khóc khi bài hát chủ đề của chương trình vang lên. Trẻ sơ sinh có mẹ không theo dõi chương trình đã không có phản ứng khi họ nghe thấy tiếng nhạc. Nhưng tại sao một người trưởng thành lại muốn dành nhiều thời gian để cố gắng giao tiếp với thai nhi trong khi họ có thể làm một cái gì đó khác? Rất đơn giản. Đó là niềm vui. Thêm vào đó, nó có thể có thể giúp bạn thiết lập một mối ràng buộc với em bé của bạn ngay cả trước khi bé sinh ra. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với chồng bạn. Rất nhiều ông bố ghen ...

Nhịp tim thai với một số điều thú vị mẹ bầu nên đọc

Hình ảnh
Tim thai được hình thành từ rất sớm và thực hiện các nhiệm vụ nặng nề không kém tim của người lớn. Trong suốt thai kỳ, nhịp tim thai còn là một trong những dấu hiệu cho biết mầm sống lớn lên từng ngày trong cơ thể mẹ có khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không. Hãy cùng  trung tâm gentis  tìm hiểu những điều thú vị của thai trong bụng mẹ nhé ! Nhịp tim thai và những điều thú vị mẹ bầu nên đọc Tim thai có từ tuần thứ mấy và phát triển như thế nào? Tim thai đã bắt đầu hình thành từ ngày thứ 16 của thai kỳ. Lúc này, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó đã bắt đầu đập do hoạt động co bóp như một quả tim thực thụ. Vào tuần thứ 4, tim thai cũng hoàn thiện hơn. Đến cuối tuần thai thứ 5, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn và bắt đầu có hình hài, thì một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai. Đây là cột mốc rất quan trọng bởi một khi ...

Tìm hiểu về loại bệnh Hemophilia là gì ?

Hình ảnh
Trung tâm Hemophilia của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Tìm hiểu bệnh Hemophilia là gì ? Có đến đây và chứng kiến những “mảnh đời” mòn mỏi trong căn bệnh quái ác này mới thấm thía những “cảnh báo” của bác sĩ huyết học trong việc nhận thức để phòng căn bệnh này. Mới chỉ 50% bệnh nhân bị Hemophilia được chẩn đoán và điều trị Gần 20 năm điều trị cho bệnh nhân Hemophilia, TS. Nguyễn Thị Mai – Giám đốc Trung tâm Hemophilia Viện Huyết học Truyền máu Trung ương chia sẻ, chị đã chứng kiến không biết bao nhiêu nỗi vất vả, nhọc nhằn cũng như đau đớn của người bệnh, trong đó có cả những trường hợp phải cưa bỏ chân do bị chảy máu khớp dẫn tới hoại tử. Sơ đồ di truyền bệnh Hemophilia. TS. Mai cho biết, Hemophilia là bệnh máu không đông hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Hemophilia có 2 thể bệnh chính là Hemophilia A do thiếu yếu tố ...

Dành cho các mẹ bầu kiến thức hậu sản

Hình ảnh
Để sau sinh mổ không còn nhiều đau đớn và nhanh chóng hồi phục các mẹ hãy theo dõi và làm theo 7 giai đoạn dưới đây nhé. Dành cho mẹ bầu kiến thức hậu sản  Một giờ sau ca mổ: Nằm yên tĩnh Ngay sau khi mổ, bạn sẽ được chuyển tới khu vực hậu phẫu thuật để theo dõi tránh chảy máu (từ âm đạo và vết mổ), ổn định huyết áp, nhiệt độ và truyền sắt tĩnh mạch. Tại thời điểm này, có thể bạn sẽ không cảm thấy gì nhiều ở phần dưới do tác dụng của thuốc gây tê hoặc thấy một chút run rẩy, choáng váng do morphine gây ra khi đang được truyền sắt tĩnh mạch. Giai đoạn này cần nhất là nghỉ ngơi yên tĩnh (Ảnh minh họa). Ngày thứ nhất sau mổ: Đau đớn tăng vọt sau 18h sau sinh Sau hàng giờ theo dõi (nếu không có bất kỳ biến chứng nào) bạn sẽ được chuyển sang khu vực phục hồi sau sinh. Các mẹ lúc này có thể ăn được đồ lỏng (sinh tố, canh hay nước ép) cho tới khi bác sĩ khuyến cáo ăn được thực phẩm đặc hơn. Sau khi phẫu thuật, các y tá sẽ xoa bóp tử cung để giúp nó co lại và thu n...

6 điểm khác biệt nhất các mẹ mang thai đôi cần biết

Hình ảnh
Bạn có thể sẽ rất phấn khích khi mang thai đôi, niềm hạnh phúc sẽ nhân lên gấp đôi khi chào đón cùng lúc hai thiên thần. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, việc mang thai đôi cũng có những nguy cơ. Vì vậy, bạn cũng cần trang bị đủ những kiến thức cần thiết cho mình. Cùng  gentis   tìm hiểu kĩ hơn những điểm khác biệt của các mẹ mang thai đôi với những bà mẹ mang thai 1 con nhé ! 6 điểm khác biệt mà các mẹ mang thai đôi phải biết Bà mẹ mang thai đôi cần thêm khoảng hơn 600 calo một ngày Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị bổ sung thêm khoảng 300 calo một ngày so với lượng calo thông thường mà bạn nạp vào, với mỗi em bé mà bạn mang trong bụng. Điều này có nghĩa là, nếu bạn mang thai đôi, bạn sẽ cần phải bổ sung thêm khoảng 600 calo một ngày. Kết quả là cuối thai kỳ bạn sẽ tăng thêm từ 4,5 – 7kg ở bà mẹ mang thai đôi có chỉ số BMI bình thường. Các bà mẹ mang thai được khuyến cáo đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, với các loại thực...

Hiện tượng nguy hiểm ảnh hưởng cả mẹ và thai

Hình ảnh
Mang thai  là quá trình chứng kiến nhiều sự thay đổi cả bên trong cơ thể và ngoại hình bên ngoài của người mẹ, từ các triệu chứng quen thuộc như mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức cho tới vòng ngực sưng to, phù nề, tăng cân… Tuy nhiên đó đều là những biểu hiện thông thường và hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Nhưng có một hiện tượng trong thai kì ít được nhắc tới và không phải mẹ nào cũng biết rõ, đó chính là khi thai nhi bắt đầu lớn dần và chèn lên động mạch chủ trong bụng mẹ khiến cho người mẹ đôi khi cảm thấy có nhịp đập mạnh bên trong, thậm chí nhiều mẹ nhầm tưởng đó là nhịp tim thai nhi và không mấy để ý. Hiện tượng nguy hiểm ảnh hưởng cả mẹ bầu và bé Theo chuyên gia về sức khỏe sinh sản Ashlyn Biedebach thuộc Trung tâm chăm sóc bà mẹ By The Brook Birth Doul (Mỹ): “Thông thường người mẹ sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi thay vì nhịp đập của mạch máu bên trong cơ thể mình. Nếu người mẹ cảm nhận nhịp đập của mạch chủ ở vùng bụng trong thời gian mang thai thì r...

Vài vấn đề sức khỏe thường gặp nhất sau khi sinh

Hình ảnh
1 đến 5 tháng sau sinh, sản phụ hay bị rụng tóc do thay đổi hoóc môn. Có trường hợp rụng quá nhiều khiến người phụ nữ tưởng là có bệnh, nhưng chỉ trong vòng một năm tóc sẽ mọc lại dày dặn. Vài vấn đề sức khỏe thường gặp sau khi sinh Những vấn đề khác hay gặp sau khi sinh con: 1. Sưng bụng Quá trình sinh nở đã đẩy ra ngoài lượng lớn dịch ối nhưng ở một số người, bụng vẫn chướng và sưng to, nhất là người sinh mổ. Thường chỉ 5 ngày sau khi sinh, hiện tượng trên sẽ giảm và mất. Có sản phụ còn bị sưng ở chân, nằm nghỉ sẽ đỡ. Nếu một bên chân khỏi còn bên kia vẫn sưng và đau thì rất có thể là bị phình động mạch chìm do cục máu đông, cần gặp bác sĩ ngay. 2. Đau âm ỉ vùng âm hộ Hiện tượng này thường diễn ra từ khi sinh đến khi được 6 tuần, hay gặp ở phụ nữ sinh con lần đầu. Nguyên nhân đau là đáy chậu (vùng giữa âm hộ và hậu môn) bị sưng, bị rách hoặc do phải qua kỹ thuật cắt khâu âm hộ. Nên thận trọng khi đứng lên, ngồi xuống. Nên ngồi trên ghế mềm và tránh tiếp xúc mạ...

Tìm hiểu về chứng trầm cảm trong thời gian bầu

Hình ảnh
Mang thai luôn là một giai đoạn thú vị nhưng không phải người phụ nữ nào cũng cảm nhận được điều đó. Ít nhất 10% thai phụ mắc chứng trầm cảm trong giai đoạn này.Cùng  gentis  tìm hiểu nhiều hơn trong bài này nhé ! Tìm hiểu về chứng trầm cảm trong thời kì mang thai Nguyên nhân Nhiều chuyên gia tin rằng hormonah là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn. Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới trầm cảm là sự phức tạp trong các mối quan hệ, đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với gia đình nhà chồng. Có đến 10% bà bầu mắc chứng trầm cảm Mang thai ngoài ý muốn, tài chính khó khăn cũng có thể góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ. Ngoài ra, một số nguyên nhân như bản thân và gia đình có tiền sử trầm cảm, sống cô độc, có vấn đề thai sản như khó thụ thai hay từng sảy thai, từng bị lạm dụng tình dục… cũng có thể gây chứng trầm cảm khi mang thai. Biểu hiện ...

Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thì sẽ phải làm thế nào

Hình ảnh
Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thường hay bị táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng…dẫn đến chán ăn, khó chịu, mệt mỏi,…Cùng  gentis  khám phá giải pháp dành cho các mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì phải làm sao Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa khi mang thai tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ dọa sinh non. Nguyên nhân mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu thường là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai bao gồm thay đổi về nội tiết tố và thay đổi cơ học do sự tăng kích thước tử cung chèn ép lên đường tiêu hóa. “Một nghiên cứu về rối loạn tiêu hóa ở bà bầu đã phát hiện ra rằng khoảng 72% phụ nữ mang thai gặp phải ít nhất một chứng rối loạn tiêu hóa (gồm táo bón, đầy bụng, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích) trong giai đoạn đầu mang thai. Có đến 61% mẹ bầu sẽ gặp lại những rối loạn này một lần nữa trong giai đoạ...

Chế độ dinh dưỡng đối với mang thai ngoài tử cung

Hình ảnh
Mang thai ngoài tử cung là một trường hợp bất thường vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung (gọi tắt là thai ngoài tử cung). Triệu chứng sớm của những  phụ nữ mang thai  ngoài tử cung là đau bụng, đau lưng, chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn, đau vai. Chế độ dinh dưỡng mang thai ngoài tử cung Phẫu thuật chữa thai ngoài tử cung không phải là quá phức tạp, vậy nhưng sau đó, cơ thể người phụ nữ rất yếu và mất nhiều máu. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cho chị em mang thai ngoài tử cung là vô cùng quan trọng. Thứ nhất Trong vòng một tuần sau khi phẫu thuật kiểm soát thai ngoài tử cung, phụ nữ chỉ nên ăn khoảng 80 gram chất béo mỗi ngày. Hạn chế ăn quá nhiều chất béo. Thứ hai Sau phẫu thuật, cơ thể người phụ nữ thường yếu kém về thể chất, và dễ đổ mồ hôi. Lượng mồ hôi này hòa tan nhiều...

Mẹo hay giúp cho các bà bầu giảm đau lưng

Hình ảnh
Theo các chuyên gia, đau nhức cơ thể đặc biệt đau lưng là triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai. Sự gia tăng hormone khi bầu bí sẽ khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường. Chính vì vậy lưng sẽ yếu hơn và có cảm giác đau nhức. Vậy hãy cùng  gentis  tìm hiểu những mẹo hay để mẹ bầu giảm đau lưng. Mẹo hay giúp mẹ bầu giảm đau lưng Đau lưng thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn cả sức khỏe của mẹ bầu nữa. Vậy làm thế nào để hạn chế chứng bệnh này đây. Mời các mẹ tham khảo những bí kíp nhỏ dưới đây: Ngồi đúng cách Mang thai không phải là căn bệnh, nhưng kể từ tháng thứ 4-5 cần phải chú ý không được để lưng làm việc quá tải. Mẹ hãy nhớ rằng ngồi là phương pháp tốt nhất cho lưng và chân nghỉ ngơi. Nhưng ngồi thì cũng phảI đúng...

Tìm hiểu những sai lầm hay gặp về thai giáo

Hình ảnh
Với mong muốn phát triển trí tuệ cho bé từ khi còn trong bụng mẹ, nhiều chị em bầu rất tích cực cho bé nghe nhạc, xoa bụng bầu để giao tiếp với bé,… mà không biết rằng mình có thể đã phạm sai lầm. Cùng  gentis - NIPT  “điểm mặt” những lỗi phổ biến nhất của mẹ bầu khi thực hành thai giáo cho con nhé. Những sai lầm thường gặp về thai giáo Ép mình nghe nhạc cổ điển Đây có thể nói là sai lầm phổ biến nhất khi thực hành thai giáo của các mẹ bầu. Tuy nhiên, sai lầm này cũng xuất phát từ mong muốn con sinh ra nhanh nhẹn, thông minh. Rất nhiều chị em khi thực hành thai giáo bằng âm nhạc đã cố chọn những loại nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng khá hàn lâm, bác học mà bản thân không thấy hay, không cảm thụ được chỉ vì tin rằng như thế là tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé. Thực tế, bạn chỉ cần chọn loại nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu chậm ở khoảng 60-80 nhịp/phút là hoàn toàn thích hợp cho việc thai giáo bằng âm nhạc. Do đó, bất cứ thể loại nhạc nào như nhạc ...

Chất sau không thể thiếu với người mang thai

Hình ảnh
Các mẹ bầu đều biết, việc ăn uống khi mang thai là vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng biết ăn cái gì để tốt cho em bé, bổ sung dưỡng chất nào là cần thiết cho con. Xin mách các mẹ những dưỡng chất cần thiết để con yêu phát triển khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ. Những chất sau không thể thiếu với bà bầu 1.  Omega 3 Nghiên cứu chỉ ra rằng, một chế độ ăn giàu chất béo omega3 có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch cho bà bầu nói riêng và mọi người nói chung. Hai hình thức của omega3 là DHA và EPA có tác dụng ngăn ngừa nhịp tim bất thường, giảm xơ vữa động mạch và giữ lượng đường trong máu ổn định. Thêm một lý do để tăng cường omega3: Các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ khẳng định, omega3 còn có tác dụng phòng tránh trầm cảm cho bà bầu hiệu quả. Nguồn omega3: Cá chứa dầu như cá hồi, cá xacđin (sardines). Một số thực phẩm thực vật cũng chứa omega3 dạng ALA nhưng loại axit béo này không...

Tìm hiểu vài căn bệnh dễ sẽ lây từ mẹ sang con

Hình ảnh
Chúng ta đều biết hầu hết các bệnh di truyền đều không thể chữa khỏi, tuy nhiên y học hiện đại có không ít biện pháp tích cực để phòng chống lây từ mẹ sang con. Ngăn ngừa các bệnh di truyền là vô cùng quan trọng để em bé được sinh ra khỏe mạnh. Điểm danh vài căn bệnh dễ lây từ mẹ sang con 1. Bệnh mụn rộp – herpes Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus herpes ở thể nhẹ thì chỉ bị tổn thương một phần cơ thể. Nếu nặng, bệnh sẽ biểu hiện toàn thân với những nốt phỏng nhỏ. Virus có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây tổn thương các bộ phận như mắt, gan, lách, thậm chí cả não bộ. Những triệu chứng điển hình là trẻ ngủ lơ mơ suốt ngày, bú kém, hay quấy khóc, tiêu chảy, khó thở và có thể lên cơn giật. Những em bị nhiễm virus toàn thân có thể tử vong hoặc tàn phế vì di chứng não và mắt. Nếu qua khỏi, bệnh cũng có thể tái phát ở tuổi thiếu niên, nhưng chỉ gây tổn thương khu trú nếu được điều trị. Đọc thêm:  Các thực phẩm ngăn ngừa dị tật 2.Ung thư phổi Người mẹ bị ung th...

Nhóm thực phẩm thế nào bà bầu nên cẩn thận khi dùng

Hình ảnh
Một số loại thủy sản nếu không được đun nấu kỹ lưỡng hoặc được đánh bắt ở những vùng ao hồ bị ô nhiễm hóa chất có thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và bé khi sử dụng trong thai kỳ. Cùng  NIPT  gentis tìm hiểu trong bài viết này nhé ! Các nhóm thực phẩm bà bầu nên cẩn trọng khi dùng Thận trọng khi ăn hải sản Nhóm thủy hải sản là một trong những nguồn cung cấp chất đạm, sắt cho mẹ và bé. Acid béo omega-3 trong một số loại cá giúp não bộ của trẻ phát triển và hoàn thiện. Một chế độ ăn ít hải sản trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và các vấn đề về phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, nên tránh dùng nhóm hải sản chứa nhiều thủy ngân hay nhiều chủng loại cá biển và hải sản có vỏ khác (sò, trai, cua, tôm…) có thể chứa một hàm lượng thủy ngân nguy hiểm cho sức khỏe. Nồng độ thủy ngân cao trong chế độ ăn của mẹ có thể làm tổn thương hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Những ...

Những cảnh báo nguy hiểm trong thai kì

Hình ảnh
Trong quá trình thai nghén cơ thể người mẹ thay đổi nên có thể xuất hiện: nôn, phù nặng, tiểu tiện khó khăn… Vì vậy, thai phụ cần theo dõi những bất thường để nhập viện kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Những tín hiệu nguy hiểm báo hiệu trong thai kì Nôn nhiều lần Thông thường ở thời kỳ đầu của thai nghén nhiều thai phụ hay nôn do nghén. Nếu tình trạng nôn ít, thưa thì có thể dần hết khi thai nhi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, nếu nôn mửa nhiều lần và có tính liên tục, ăn vào thứ gì nôn ra thứ ấy, thậm chí kể cả nước uống thì có thể dẫn tới mất nước và điện giải, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cần đi khám và điều trị ngay. Cảm sốt Nếu người thai phụ bị cảm sốt như: người nhức mỏi, ngào ngạt, không sốt hoặc sốt nhẹ.. thì cần nghỉ ngơi bổ sung nhiều vitamin C, ăn cháo giải cảm. Nhưng nếu sốt 38oC hoặc sốt sang ngày thứ 3 thì cần đến bệnh viện khám. Bất thường ở âm đạo Tháng đầu của thai nghén có thể có chút ít máu, nếu không thấy có triệu ...

Bí quyết để mẹ bầu ăn vào con chứ không vào mẹ

Hình ảnh
Nhiều mẹ bầu thì lo lắng khi bác sĩ cho hay thai vẫn nhẹ cân dù đã gần cuối thai kỳ. Dẫn đến việc nhiều mẹ bầu cố gắng ăn nhiều mà chỉ có mỗi mẹ tăng cân. Vậy mẹ bầu ăn gì để vào con thay vì vào mẹ! Bí quyết để mẹ bầu ăn vào con chứ không vào mẹ Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ – Khi mang thai, rất nhiều bà bầu có tư tưởng phải ăn gấp đôi bình thường thì mới có đủ dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển. Khi mang thai, việc tẩm bổ cho người mẹ là rất cần thiết. Tuy nhiên cũng cần tẩm bổ đúng cách và vừa phải. Có nhiều bà mẹ truyền nhau rằng, mang thai ăn trứng ngỗng, trứng đà điểu, gà tần… sẽ tốt cho thai nhi. Tuy nhiên điều này chưa hề được kiểm chứng. Thậm chí, trong trứng ngỗng chứa hàm lượng protein và các vitamin thấp hơn trứng gà, nhưng lượng cholesterol lại vô cùng cao. Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ – Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn thật nhiều trong 3 bữa ăn chính mỗi ngày, hãy chia nhỏ bữa ăn của bạn thành 5 đến 6 bữa và chỉ ăn một lượng vừa đủ. Như vậ...

Những tai biến nghiêm trọng khi sinh nở

Hình ảnh
Phần lớn các mẹ bầu đều trải qua hàng trình 9 tháng 10 ngày an toàn. Tuy nhiên bạn vẫn cần cảnh giác bởi biến chứng thai kỳ có thể xảy ra đột ngột trong bầy kỳ giai đoạn nào, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số tai biến nguy hiểm khi sinh nở cần biết để có giải pháp kiểm soát hiệu quả. Hãy cùng  trung tâm gentis  tìm hiểu nhé ! Những tai biến khá nguy hiểm khi sinh đẻ Thuyên tắc mạch ối Đây là một bệnh lý ít gặp, thường xuất hiện trong giai đoạn chuyển dạ ở bất kỳ người nào, kể cả con so hay con thứ. Hội chứng này diễn ra đột ngột, diễn biến nhanh và không thể chẩn đoán trước. Khi nước ối tràn vào trong máu trong thời điểm chuyển dạ sẽ gây tắc mạch phổi, tắc mạch máu và suy hô hấp gây tử vong nhanh chóng cho cả sản phụ và thai nhi. Cho tới nay, vẫn chưa co giải pháp dự phòng hiệu quả đối với hiện tượng thuyên tắc mạch ối. Rau thai bong non Thông thường, tử cung thường co lại và đẩy rau bong ra ngoài sau khi đã sinh con. ...

Căng thẳng trong thai kì các mẹ bầu nên chú trọng

Hình ảnh
Bên cạnh niềm hạnh phúc vì được lên chức mẹ, rất nhiều mẹ bầu đối mặt với những căng thẳng tâm lý do lo lắng cho sự phát triển của con, do mệt mỏi, ốm nghén, đau nhức cơ thể và những vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày. Chúng ta đều biết, căng thẳng không hề tốt cho con yêu nhưng mức độ ảnh hưởng của nó nặng nề như thế nào thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ. Làm thế nào để giảm tải những áp lực, căng thẳng trong thai kỳ đây? Cùng  gentis  tìm hiểu nhé ! Căng thẳng trong thai kì các bà bầu nên thận trọng 1. Tác hại của căng thẳng trong thai kỳ Thiếu oxy máu Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tô hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thê gây ra các dị tật ở thai nhi. Ảnh hưởng tâm lý thai nhi Mẹ mang thai bị stress dễ có tâm lý tức giận, oán ghét cái thai, từ đó tình cảm mẹ con đã có những rạn nứt. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng quan hệ tình cảm mẹ con thời kỳ đầu sẽ ảnh hưởng tới cá tính và h...