Bồ nhí kiện yêu cầu nhận con có quyền không cấp ADN hay không
Xét nghiệm adn cha con được thực hiện bằng cách so sánh yêu cầu ADN cá nhân của đứa bé với ADN của người được coi là cha ruột. ≫> xet nghiem adn de lam gi
Bồ nhí kiện yêu cầu nhận con có quyền không cấp ADN-AND không
Tôi có quan hệ yêu đương với một cô gái trẻ tuổi dù lúc đó tôi đã có vợ. Được một thời gian thì chúng tôi chia tay và cũng được sự đồng ý từ cô ấy. Thời gian gần đây cô ấy có liên lạc với tôi và nói rằng có con với tôi buộc tôi nhận con và chu cấp hàng tháng nếu không sẽ phá hoại hạnh phúc gia đình tôi.
Xin hỏi, trường hợp nếu như cô ấy kiện ra tòa tôi có quyền từ chối cung cấp ADN hay không. Nếu cô ấy cứ tiếp tục quấy phá mà không ra mặt giải quyết chúng tôi phải làm sao cho tốt nhất?
Độc giả xin giấu tên
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:
Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ và yêu cầu cấp dưỡng, là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Như vậy, khi cô ấy gửi đơn lên tòa án yêu cầu xác định cha cho con và được tòa thụ lí giải quyết vụ việc dân sự này. Khi tòa án thụ lí giải quyết đơn yêu cầu của cô gái này thì lúc đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự.
Căn cứ vào Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.
Các trường hợp xác định cha, mẹ cho con (con chung của vợ, chồng) bao gồm:
+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng.
+ Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân (đây là con chung của vợ, chồng).
+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ, chồng.
Với trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa xác nhận.
'Bồ nhí" kiện yêu cầu nhận con, có quyền từ chối cung cấp ADN không? - Ảnh minh họa.
Theo Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định:
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Như vậy, khi đó đưa đơn ra tòa và cô gái đưa ra được những chứng cứ chứng minh ban đầu cho yêu cầu của mình và được tòa án thụ lí. Người mẹ có quyền đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá. Khi người mẹ có yêu cầu lên tòa án về việc giám định ADN, tòa án sẽ yêu cầu anh cũng cấp ADN để trưng cầu giám định. Như vậy, bạn có nghĩa vụ phải cung cấp cho tòa án ADN khi tòa án có yêu cầu.
Tuy nhiên, bạn (với tư cách là bị đơn) cũng có quyền bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn và bạn phải đưa ra được những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình trước tòa án.
Khi đăng ký giấy khai sinh, dựa vào quyết định của bản án của Tòa án về công nhận huyết thống giữa bạn và đứa trẻ, cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (tức là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc cô gái đó) (Căn cứ pháp lý: Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014).
Nếu cô gái cứ tiếp tục quấy phá mà không ra mặt giải quyết, mà những hành vi của cô gái này ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình bạn.
Trong trường hợp này, phương án tối ưu định nghĩa là bạn đem những tin nhắn, những lời đe dọa tới cơ quan công an để trình báo. Cơ quan có thẩm quyền sẽ phối hợp với gia đình để có phương án giải quyết.
Nguồn: sưu tầm
Nhận xét
Đăng nhận xét