Lí do cùng 1 genne lại chi phối khả năng đọc và làm toán
Mọi người đều biết rằng khả năng đọc và làm toán là có tính kế thừa trong gia đình, tuy nhiên cơ chế phức tạp của gen ảnh hưởng đến những đặc điểm này cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Nghiên cứu mới này giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về cơ chế tương tác qua lại giữa yếu tố tự nhiên và môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường học tập đến sự phát triển khả năng đọc và làm toán của trẻ em, cùng với nền tảng di truyền phức tạp của các khả năng nhận thức này.>> dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống
Lí do cùng một genne lại chi phối khả năng đọc & làm toán
Nghiên cứu mới này được đăng trên tạp chí Nature Communications như là một phần của công trình liên kết Wellcome Trust Case-Control, sử dụng dữ liệu từ dự án Nghiên cứu sớm sự phát triển của các cặp song sinh (Twins Early Development Study – TEDS) nhằm phân tích sự ảnh hưởng của gen đến khả năng đọc và làm toán của trẻ 12 tuổi đến từ khoảng 2800 gia đình người Anh.
Các cặp song sinh và trẻ em khác được kiểm tra khả năng đọc hiểu lưu loát, và trả lời các câu hỏi về toán học dựa trên chương trình quốc gia của Anh. Những thông tin thu được từ các bài kiểm tra này sau đó được kết hợp với dữ liệu ADN, từ đó cho thấy sự giống nhau đáng kể của các biến thể gen có tác động lên khả năng đọc và làm toán.
Tiến sỹ Oliver Davis. Ảnh: wellcome.ac.uk
Tiến sỹ Oliver Davis (UCL Genetics), một trong số tác giả, cho biết: “Chúng tôi tiếp cận vấn đề này từ hai hướng, bằng cách so sánh sự tương đồng của hàng ngàn cặp song sinh, và đo lường hàng triệu sự khác nhau li ti trong ADN của các em. Cả hai phương pháp đều cho một tập hợp giống nhau về những sự khác biệt ADN nhỏ có vai trò quan trọng vớ khả năng đọc và làm toán. Tuy nhiên, trải nghiệm sống rõ ràng là cũng rất quan trọng đối với những kỹ năng này hoặc kỹ năng khác. Đây là sự tác động qua lại phức tạp giữa tự nhiên và môi trường khi chúng ta lớn lên, từ đó định hình con người của chúng ta.”>> Xét nghiệm ADN hành chính
Giáo sư Robert Plomin (King’s College London), người dẫn đầu nghiên cứu TEDS, cũng là một trong đồng tác giả, cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi chỉ sử dụng ADN để ước tính tác động của di truyền lên khả năng học tập. Nghiên cứu này không chỉ ra chính xác gen liên quan đến khả năng đọc hay làm tính, mà cho thấy sự ảnh hưởng của di truyền lên các đặc điểm phức tạp, như khả năng học tập, và các rối loạn thông thường, như không thể tiếp thu, có nguồn gốc từ nhiều gen với hiệu quả rất nhỏ.
Mỗi bé sẽ có thiên hướng khác nhau, do đó cần tôn trọng cá tính của trẻ. Ảnh: Shutterstock
“Nghiên cứu này khẳng định lại kết quả từ những nghiên cứu trước đây về các cặp sinh đôi, cụ thể là sự khác nhau về gen giữa các đứa bé là nguyên nhân cho phần lớn những điểm không tương đồng trong cách các em học đọc và làm toán. Trẻ em khác nhau ở cấp độ di truyền trong việc học tập, có em thì dễ tiếp thu, có em thì khó tiếp thu, do đó chúng ta cần phải nhận ra điều này để từ đó tôn trọng cá tính riêng biệt của mỗi em. Phát hiện ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ này của gen không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bó tay nếu gặp trường hợp đứa bé khó tiếp thu kiến thức – di truyền chưa hẳn là không thể thay đổi – nó đơn giản là sẽ cần nhiều nỗ lực từ phía cha mẹ đứa trẻ, trường học và thầy cô để giúp em vượt lên chính mình.”
Tiến sỹ Chris Spencer (Đại học Oxford), người dẫn đầu công trình nghiên cứu, cho biết: “Chúng ta đang bước vào một thế giới nơi mà phương pháp phân tích hàng triệu sự thay đổi của ADN trong hàng ngàn cá thể, là một công cụ thông dụng để giúp giới nghiên cứu hiểu thêm về các khía cạnh của sinh học con người. Công trình nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật xét nghiệm ADN để khảo sát sự giao thoa của các thành phần di truyền trong khả năng đọc và làm toán ở trẻ em. Thú vị là phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các đặc điểm khác ở người, ví dụ như tìm ra những mối liên hệ mới giữa bệnh tật và các rối loạn, hay cách mà người ta đáp ứng phương pháp điều trị.”
Nhận xét
Đăng nhận xét