Bào thai quay đầu sớm, có thể sẽ sinh sớm?
Dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm có đúng là mẹ sẽ sinh con thuận lợi chăng? Vậy thai nhi quay đầu sớm là thời điểm nào của thai kỳ? Câu trả lời là đây.>> illumina
Thai nhi quay đầu sớm, có thể sẽ đẻ sớm?
Các chuyên gia cho rằng thai nhi quay đầu sớm, nhưng là sớm so với thời điểm an toàn trong tam cá nguyệt thứ ba là một dấu hiệu tốt. Mẹ có thể yên tâm phần nào về cuộc vượt cạn thuận tự nhiên của sắp tới.
Dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm
Khi bước sang tuần thai 30 trở đi, mẹ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.
Mẹ hãy để ý xem hiện tại bé đạp ở phần trên hay dưới bụng, để xem bé đã có sự thay đổi về vị trí chưa. Khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29.
Thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29
Nếu trước thời gian này thì chính là dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm. Một vài trường hợp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5.
Hơn nữa, nếu bé nhà bạn là con đầu lòng thì có thể bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35, còn nếu là đứa con thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn.
Vị trí quay đầu của thai nhi như thế nào là tốt?
Vị trí tốt nhất là ngôi thai thuận, tức là đầu chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ( ngôi trước). Vị trí này giúp bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng cảm thấy đỡ đau đớn hơn so với các vị trí khác khi sinh.
Các chuyên gia cũng cho rằng nếu khi sinh vị trí của bé nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu khi đó bé sẽ ra đời cách dễ dàng.
Mẹ nên siêu âm đều đặn để biết thai quay đầu đúng vị trí hay chưa?
Một số ít trường hợp bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của mẹ, trường hợp này được gọi là ngôi sau.
Vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ vì dễ gây vỡ ối khi chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng, thời gian chuyển dạ của mẹ cũng sẽ bị kéo dài ra.
Thai nhi quay đầu sớm có sao không?
Như đã chia sẻ ở trê, việc thai nhi quay đầu sớm từ đầu tam cá nguyệt thứ ba là quá trình tự nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm việc này không có gì đáng lo ngại.
Chỉ có một lưu ý nho nhỏ nếu bé quay đầu trước tuần thai thứ 35, bầu nên tránh vận động nhiều nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.
Với một số ít trường hộp, thai nhi dù đã quay đầu, nhưng mặt lại quay về bụng mẹ, đây gọi là ngôi sau. Ở vị trí này, quá trình vượt cạn sẽ gặp những rắc rối sau:
Thời điểm vừa bắt đầu chuyển dạ, màng ối nhanh chóng bị vỡ, dễ gây suy thai
Nếu không sinh nở kịp sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của trẻ
Mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng dữ dội
Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính
Khả năng dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai là rất cao
Những ngày cuối thai kỳ, mẹ nào cũng đầy hồi hộp, ngóng trông khoảnh khắc bé yêu sẽ chào đời. Đôi khi, ngày dự sinh sẽ không chính xác bằng các dấu hiệu của cơ thể. Mẹ ơi, cùng "điểm danh" những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần nhé.
Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Ngôi thai đầu chính là yếu tố quyết định mẹ có thể sinh thường hay không. Tư thế này tức là thai nhi quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía mẹ.
Chính điều này giúp tạo một áp lực lên tử cung, giúp tử cung dễ dàng mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt đầu tiên. Từ đó giúp thiên thần nhỏ chào đời an toàn và thuận lợi.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Câu hỏi đặt ra là khi nào thì thai nhi quay đầu xuống? Mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau, nhưng thông thường ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 35.
Đó là cột mốc với những ai mang thai lần đầu. Tuy nhiên với các mẹ mang thai lần thứ hai, thời điểm quay đầu này sẽ muộn hơn, thường rơi vào khoảng tuần thứ thai thứ 36, 37.
Thai nhi quay đầu sớm là tín hiệu mừng cho quá trình chuyển dạ
Thai nhi quay đầu mấy lần?
Nếu theo sát lịch khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ, ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ mẹ đã biết thai nhi quay đầu về ngôi thuận hay không. Hầu hết các bé sẽ giữ ngôi thai này cho đến khi mẹ sinh.
Theo các số liệu thống kê khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29, còn 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn.
Và thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất. Vì lúc bé quay đầu “khoang chứa” đã bắt đầu chật hẹp không thể thích thì quay ngược, không thích thì quay xuôi được.
Ngôi thai ngược có sao không?
Có ngôi thai thuận thì cũng có ngôi thai ngược. Nhờ sự can thiệp của khoa học kỹ thuật y tế hiện đại, ngày ngay các bác sĩ đã có thể phát hiện nhiều trường hợp ngôi thai bị ngược, mông quay về phía tử cung (ngôi ngược) hay có những thai nhi đã quay đầu, nhưng phần gáy lại nằm phía bên cột sống (ngôi sau).
Phần lớn các mẹ bầu rơi vào tình trạng ngôi ngược hoặc ngôi sau này sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi chuyển dạ.
Nếu ngôi thai ngược, bác sĩ vẫn có những biện pháp an toàn để can thiệp nên không việc gì phải lo lắng
Phương pháp giúp thai nhi quay đầu dễ dàng
Nếu ở tuần thai thứ 35 mà thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp nhẹ nhàng sau tại nhà để nhắc nhở bé cưng đã đến lúc “mình gặp nhau”.
Lưu ý để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi: Chọn các loại ghế đổ người về phía trước hay kê thêm một tấm nệm trên mặt ghế.
Tập thể dục: Mẹ bầu nên tập một vài động tác kết hợp chân, tay, hông sẽ khiến thai nhi xoay đầu nhanh hơn. Mẹ có thể tham khảo bài tập sau: Tư thế bầu nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn. Sau đó, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 phút.
Nằm nghiêng 3 tháng cuối thai kỳ: Hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái. Nằm tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn đồng thời không ảnh hưởng tới quá trinh cung cấp dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi.
Tập bò mỗi ngày: Mẹ bò bốn chân và mỗi ngày nên thực hiện động tác này khoảng 10 phút, tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau.
Ở tam cá nguyệt cuối, bạn vẫn nên duy trì các bài tập thể dục để chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ sau này. Dưới đây là gợi ý các bài tập cho mẹ bầu trong từng tháng mang thai, điều sẽ giúp bạn thực hiện được việc chuẩn bị thể chất quan trọng đó.
Thai nhi quay đầu sớm trong giới hạn cho phép từ 28-37 tuần thai không phải là điều lo lắng. Vấn đề cần quan tâm nhất lúc này chính là sức khỏe của mẹ, tránh vận động mạnh để hạn chế nguy cơ sinh sớm.
Nhận xét
Đăng nhận xét