Quả mãng cầu xiêm liệu là có lợi hay hại cho bà bầu ?

Mãng cầu xiêm là loại trái cây nổi tiếng, gắn liền với mảnh đất Nam Bộ. Loại trái cây này hữu hiệu trong việc giữ gìn vóc dáng, chăm chút làn da. Vì thế, hầu hết phụ nữ đều thích mãng cầu xiêm. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các bác sĩ, mãng cầu xiêm với bà bầu không phải là đôi bạn tri kỉ.> Xét nghiệm NIPT

Quả mãng cầu xiêm liệu có lợi hay hại với phụ nữ mang thai ?


Theo các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu không nên ăn nhiều mãng cầu xiêm vì có một số chất gây hại cho cơ thể. Nếu bạn lần đầu mang thai thì phải chú ý những sai lầm khi ăn mãng cầu xiêm kẻo hối hận.
Quả mãng cầu xiêm là quả gì?
Mãng cầu xiêm (Graviola) còn gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai… tùy theo vùng trồng. Đây là một cây xanh nhỏ được phát hiện ở những khu rừng mưa tại châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Tên khoa học của nó là Annona muricata.
Thành phần hoạt tính, được cho là một loại hợp chất thực vật (hóa chất thực vật), có tên gọi là annonaceous acetogenins. Cây có thể cao từ 3 – 10m, rậm, lá màu đậm, không lông, xanh quanh năm.
Mãng cầu xiêm là loại quả ngon nhưng bà bầu cần cẩn thận khi sử dụng
Hoa màu xanh, mọc ở thân. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm. ThS. Lương Quốc Chính, BV Bạch Mai cho hay, mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư.
Tuy nhiên thành phần có hoạt tính sinh học chính của chất chiết xuất (Annonaceous acetogenins) cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần. Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng mãng cầu xiêm.
Quả mãng cầu xiêm với bà bầu có tác hại gì?
Ăn mãng cầu xiêm làm hạ huyết áp
Theo các thử nghiệm được tiến hành trên động vật, mãng cầu xiêm làm giãn các mạch máu và giảm huyết áp. Vì vậy những người bệnh cao huyết áp trước khi ăn mãng cầu xiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra việc ăn quá nhiều mãng cầu một lúc có thể dẫn tới buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy với những bà bầu ( đặc biệt bà bầu bị cao huyết áp) thì nên hạn chế ăn loại quả này.
Thường xuyên ăn mãng cầu xiêm sẽ gây nhiễm trùng
Thường xuyên ăn mãng cầu trong thời gian dài có thể là nguyên nhân phát triển của các loại nấm và nấm men trong cơ thể. Vì vậy dù là người thường hay bà bầu, cũng không nên ăn mãng cầu xiêm trong thời gian dài.
Mãng cầu xiêm có thể ảnh hưởng huyết áp mẹ bầu
Mãng cầu xiêm ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch
Nếu ăn mãng cầu xiêm với số lượng lớn, hệ tim mạch của người ăn sẽ không được khỏe mạnh như bình thường. Quả này được biết đến có tác dụng giảm đau hiệu quả, vì vậy những người bị bệnh tim phải hoàn toàn kiêng mãng cầu xiêm.>> phòng xét nghiệm gentis
Đặc biệt là bà bầu, nếu những bà bầu bị bệnh tim thì cần tuyệt đối không được sử dụng loại quả này cũng như các chế phẩm từ mãng cầu xiêm như trà, thuốc, các sản phẩm bổ sung tinh chất mãng cầu xiêm…
Bà bầu ăn mãng cầu xiêm dễ sảy thai hoặc sinh non
Ngoài những tác hại nêu trên nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài. Mãng cầu xiêm còn gây ra tác hại ghê ghớm đến phụ nữ mang thai.
Cụ thể là tử cung sẽ bị co thắt nếu bà bầu ăn mãng cầu xiêm với số lượng lớn, lâu dài. Bà bầu không nên ăn loại loại trái cây này để tránh sinh non ngoài ý muốn hoặc bị sảy thai.
Không tốt cho hệ thần kinh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh nên tránh sử dụng mãng cầu. Loại quả này sẽ khiến bệnh tình của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn.
Mãng cầu xiêm có còn khả năng gây rối loạn thần kinh
Đặc biệt, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm (phần thịt của quả không bị hạn chế) trong các trường hợp phụ nữ có thai. Lá, rễ và hạt có tác dụng gây hạ huyết áp, ức chế tim, người dùng thuốc trị áp huyết cần bàn với thầy thuốc điều trị.
Những lợi ích khác của quả mãng cầu xiêm với thai phụ
Bên cạnh những tác hại trên thì mãng cầu xiêm với bà bầu cũng mang lại nhiều lợi ích cho thai phụ. Cụ thể là:
Ngăn ngừa táo bón
Thành phần dinh dưỡng trong mãng cầu xiêm có thể giúp hệ thống tiêu hóa thức ăn của bà bầu được trơn tru hơn. Bởi theo nghiên cứu khi mắc chứng táo bón là do khẩu phần ăn không đủ chất xơ.
Trong khi đó mãng cầu xiêm là lựa chọn tốt để cung cấp nhiều chất xơ giúp nhuận tràng trong tiêu hóa.
Ngăn ngừa chuột rút
Thường thì các bà bầu sẽ phải bổ sung lượng kali, canxi, magiê và natri trong quá trình mang thai, nếu không sẽ thường xuyên bị chuốt rút. Ăn mãng cầu xiêm sẽ tốt cho bà bầu bởi trong mãng cầu xiêm chứa nhiều các chất kali giúp ngăn ngừa chuột rút.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, trong 100g thịt quả mãng cầu xiêm chứa 0,64mg sắt, có thể giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu.
Phòng ngừa các biến chứng của thai kỳ
Trái mãng cầu xiêm có chứa folate (axit folic). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu hụt lượng folate trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Cụ thể, việc thiếu khoáng chất này trong thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh và sẩy thai.
Không những vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng bà bầu nên ăn quả mãng cầu vì loại trái cây này có lượng vitamin B6 dồi dào rất có lợi cho hoạt động của não bộ của bé và mẹ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Ăn mãng cầu xiêm tốt cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bởi mãng cầu xiêm không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri lại thấp, do đó không gây tiểu đường, cholesterol hay huyết áp cao.
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ biến chứng trong thời kỳ mang thai của phụ nữ và trẻ sơ sinh. Cụ thể, trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường lúc mang thai thường có trọng lượng lớn hơn rất nhiều.
Nguyên nhân do nó có nhiều insulin hơn, lượng đường trong máu cao. Quá trình mẹ sinh em bé có thể khó khăn hơn và thường được sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ.
Vừa có nhiều tác hại nhưng cũng không ít lợi ích dành cho thai phụ, vậy câu hỏi đặt ra là: bà bầu ăn mãng cầu xiêm được không? Câu trả lời chính là mãng cầu xiêm chỉ không tốt và gây ra những tác hại nếu trên cho bà bầu nếu họ ăn quá nhiều. Đó chỉ là những tác dụng phụ không mong muốn. Những tác hại của mãng cầu xiêm với bà bầu này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu ăn với lượng vừa phải, khoa học, không ăn quá nhiều trong một thời gian dài.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu