Chuyển dạ giả cùng vài điều bà bầu nên biết

Những dấu hiệu chuyển dạ giả khiến cho mẹ bầu thường nhầm lẫn và lo lắng thái quá về sự an toàn của thai nhi, đặc biệt đối với các mẹ lần đầu mang thai. Hiểu biết về chuyển dạ giả sẽ giúp các mẹ bình tĩnh và vượt qua các cơn đau một cách nhẹ nhàng nhất. Cùng phòng xét nghiệm gentis tìm hiểu trong bài viết sau đây để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé !

Chuyển dạ giả và những điều nên biết cho bà bầu

1. Chuyển dạ giả là gì?
Chuyển dạ giả là trường hợp bạn gặp phải các cơn đau co thắt tử cung Braxton Hicks. Nhưng không giống như chuyển dạ thật, chuyển dạ giả không gây ra sự giãn nở của cổ tử cung và cũng không kéo dài với cường độ mạnh và tần suất đều. Không phải phụ nữ nào cũng đều trải qua chuyển dạ giả.
2. Dấu hiệu nhận biết khi chuyển dạ giả?
Các cơn co thắt không đều và không thể đoán trước (ví dụ: các khoảng thời gian giữa các cơn co thắt 10 phút, 6 phút, 8 phút, v.v.) là dấu hiệu của chuyển dạ giả
Những cơn đau thắt Braxton Hicks có thể khiến bạn nghĩ rằng bạn đang chuyển dạ thật
Không có các triệu chứng khác của chuyển dạ thật như cơn đau tới dồn dập và mạnh dần, vỡ ối, ...
Các cơn co thắt được cảm nhận như một cơn đau bụng kinh nguyệt, đau thắt ở vùng bụng và xương chậu.
Thay đổi hoạt động hoặc vị trí cơ thể khiến các cơn co thắt chậm lại hoặc dừng lại
3. Làm thế nào để phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật?
Không phải phụ nữ mang thai nào cũng có thể phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển giả thật. Để biết được mình đang chuẩn bị hay chỉ đang gặp phải những cơn gò bụng thông thường bạn hãy tự đặt những câu hỏi sau và trả lời nhé.
3.1 Tần suất của mỗi cơn đau thắt xảy ra như thế nào?
Chuyển dạ giả: Các cơn co thắt xảy ra với tần suất thất thường và thời gian kéo dài khác nhau.
Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt diễn ra đều đặn và kéo dài khoảng 30-70 giây. Càng về sau, các cơn co thắt càng gần nhau với cường độ ngày càng tăng. Cơ sở làm xét nghiệm trước sinh uy tín chất lượng nhất tại Việt Nam.
Cường độ và tần suất là yếu tố then chốt giúp bạn phân biệt chuyển dạ thật và giả
3.2 Cơn đau có cải thiện khi bạn di chuyển không?
Chuyển dạ giả: Các cơn co thắt có thể dừng lại khi bạn đi bộ hoặc nghỉ ngơi, hoặc thậm chí có thể dừng lại nếu bạn thay đổi vị trí.
Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt vẫn tiếp tục mặc dù bạn di chuyển hoặc thay đổi vị trí như thế nào, thậm chí kể cả khi bạn cố gắng nghỉ ngơi.
3.3 Bạn cảm thấy đau ở đâu?
Chuyển dạ giả: Bạn thường chỉ cảm thấy nó ở phía trước bụng hoặc xương chậu.
Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt dữ dội hơn và có thể bắt đầu ở lưng dưới và di chuyển đến phía trước bụng. Hoặc chúng có thể bắt đầu trong bụng của bạn và di chuyển đến lưng của bạn.
4. Cần làm gì để giảm bớt khó chịu khi gặp phải các cơn đau chuyển dạ giả?
Trên thực tế bạn không cần quá lo lắng vì chuyển dạ giả là một cách bình thường để cơ thể thích nghi, và sẵn sàng với những cơn chuyển dạ thật. Nếu quá khó chịu bạn hãy thử một vài cách dưới đây:
Đi dạo, thay đổi vị trí hoặc đứng dậy và di chuyển sẽ giúp các cơn co thắt chuyển dạ giả dừng lại.
Nếu bạn đã hoạt động, hãy ngủ hoặc nghỉ ngơi trong chốc lát.
Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc nghe nhạc.
Massage sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
5. Khi nào bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ?
Nếu bạn không chắc chắn về các dấu hiệu chuyển dạ của mình là chuyển dạ giả hay thật thì hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, trong những trường hợp sau đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi:
Chảy máu âm đạo bất thường
Nước ối bị vỡ và rò rỉ liên tục
Các cơn co thắt mạnh cứ sau 5 phút trong một giờ
Các cơn co thắt đau dữ dội mà bạn không thể chịu được.
Sự chuyển động bất thường đáng chú ý của em bé trong bụng
Bất kỳ triệu chứng co thắt chuyển dạ thực sự nào nếu thai chưa được 37 tuần.
Không phải bất kì phụ nữ nào cũng có thể nhận ra những cơn đau bất thường trong chuyển dạ giả, thậm chí với cả các bà mẹ đã từng sinh con trước đó. Và cả sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi và sự chăm sóc tận tình, chuyên nghiệp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu