Đau khớp háng trong khi mang thai và cách xử lí cho bà bầu

Đau khớp háng khi mang thai là triệu chứng mẹ bầu thường gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào?

Đau khớp háng khi mang thai cách xử lí cho bà bầu

1. Nguyên nhân đau khớp háng khi mang thai

1.1 Do cân nặng thay đổi đột ngột

Cân nặng tăng lên là một thay đổi dễ nhận thấy bằng mắt nhất ở mẹ bầu. Thai nhi ngày càng lớn lên cùng với cơ thể mẹ tăng cân tự nhiên vô tình tạo nên một áp lực lớn lên khớp háng, khớp gối, thậm chí làm tổn thương các sụn khớp.

1.2 Do cơ thể vận động quá sức

Khớp háng phải chịu một sức ép từ thân trên làm cho khớp háng trở nên đau mỏi hơn, lúc này nếu mẹ đứng lên, đi lại hay ngồi xuống nhiều cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng ngày càng tăng.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu vận động vùng xương chậu cũng tạo ra một sức ép từ thân trên sẽ làm mẹ cảm thấy đau nhức hơn ở vùng này.

1.3 Thiếu canxi

Nhiều mẹ có thể sẽ bất ngờ rằng thiếu canxi cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến cơn đau khớp háng khi mang thai. Mang thai là giai đoạn cơ thể người mẹ cần được cung cấp lượng canxi lớn hơn thông thường để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và bào thai.

1.4 Cơ thể mẹ bầu thay đổi nội tiết tố

Một số nghiên cứu có thấy khi mẹ mang thai, một loại nội tiết tố trong cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ rệt, hormone Relaxin được sản sinh nhằm làm mềm và nới lỏng các mô liên kết để thích ứng với khối lượng thai nhi ngày một lớn lên.
Quá trình này sẽ khiến cho một số dây chằng ở vị trí xương chậu co giãn, nới lỏng giúp quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân mẹ mang thai 3 tháng cuối cảm thấy đau nhức nhiều hơn ở khu vực khớp háng và xương chậu

2. Hiện tượng đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng "đau khớp háng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?" Mẹ có thể yên tâm vì điều này hoàn toàn không gây hại cho thai nhi mặc dù mẹ bầu phải chịu nhiều đau đớn.
Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà mẹ bầu cảm thấy các cơn đau nhức có sự khác nhau. Mẹ có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Triệu chứng đau khớp háng ở bà bầu có một số biểu hiện sau:
Cơn đau lan rộng ra các bộ phận khác như đau lưng, đau khu vực mu, giữa 2 chân, đau đầu gối hoặc đau sâu trong đùi. 
Mẹ bầu sẽ cảm thấy có tiếng kêu lắc rắc khi vận động vùng chậu hoặc khó cử động
Đau hơn khi vận động: Mẹ sẽ cảm thấy đau hơn khi đi lại nhiều, đứng lên một chân, leo cầu thang, thay đổi tư thế nằm,...
Về đêm mẹ cảm thấy cơn đau nặng hơn và có thể ảnh hưởng chất lượng của giấc ngủ.
Một số mẹ bầu dễ bị đau khớp háng hơn đó là: Mẹ bị thừa cân, béo phì khi mang thai, đã từng bị đau khớp háng khi lần mang thai trước đó, từng bị chấn thương ở vùng xương chậu hoặc đã từng bị đau xương chậu trước lúc mang bầu. Tìm hiểu thêm bảng giá gói xét nghiệm trước sinh sàng lọc dị tật : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

3. Cách giảm đau khớp háng khi mang thai

Theo lời khuyên của bác sĩ, giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ không nên sử dụng thuốc để điều trị bệnh vì có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Để giúp mẹ có thể giảm bớt cơn đau khớp háng gây ra, dưới đây là một số cách chữa đau khớp háng khi mang thai tại nhà an toàn mẹ có thể tự thực hiện như sau:

  • Chườm nóng 

Chườm nóng là một cách đơn giản trong việc giúp giảm đau khớp háng. Sử dụng túi chườm nóng hoặc mẹ có thể tự chế bằng cách đùm cơm nóng trong một chiếc khăn sạch. Sau đó chà nhẹ nhàng, liên tục vào khu vực khớp háng nhằm giảm đau và giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ nên hạn chế làm việc nặng nhọc hay giảm khối lượng công việc khi mang thai để dành thời gian cho việc nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc này sẽ giúp mẹ giảm áp lực lên vùng khớp háng, từ đó khớp được thả lỏng, thư giãn và bớt đau nhức.
  • Vận động đúng cách
Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần phải thận trọng trong việc vận động, đi lại nhẹ nhàng và tuyệt đối không nên hoạt động mạnh. Điều này không chỉ đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai nhi mà còn tránh được một số tổn thương ở xương khớp.
Vì vậy, mẹ cần phải đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi xổm hoặc ngồi một chỗ quá lâu và nên tham khảo một số bài tập yoga nhẹ nhàng thích hợp với bà bầu. 
Một số bài tập yoga nhẹ nhàng giúp mẹ bầu chữa và phòng tránh tình trạng đau khớp háng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
  • Xây dựng chế độ hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu là vấn đề cần được lưu ý. Mẹ cần cung cấp đa dạng nguồn thực phẩm dinh dưỡng để giúp thai nhi và cơ thể mẹ phát triển khỏe mạnh, toàn diện, trong đó canxi là một dưỡng chất thiết yếu. 
Để phòng tránh đau khớp háng khi mang thai, bà bầu nên bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu canxi, nước,...
Gentis cũng xin lưu ý với các mẹ rằng, nếu xuất hiện các cơn đau khớp háng một cách dữ dội, ngoài sức chịu đựng hãy đi khám chuyên khoa ngay để được bác sĩ theo dõi và có phương hướng xử lý đúng cách, tuyệt đối mẹ không được tự ý mua thuốc chữa đau khớp háng khi mang thai tại nhà vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu