Đồi sùi mào gà khi mang thai và điều mẹ nên biết

Đốt sùi mào gà khi mang thai là phương pháp phổ biến được thực hiện khi đã phát hiện và xác định được chính xác bệnh. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Cùng trung tâm gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!!

Đồi sùi mào gà khi mang thai và những điều nên biết

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SÙI MÀO GÀ

Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 3 – 32 tuần. Dưới đây là một vài dấu hiệu của bệnh mà mẹ bầu nên biết.
– Xuất hiện những tổn thương nhỏ ở cơ quan sinh dục. Những tổn thương này có màu hồng nhạt, mềm và nổi trên bề mặt niêm mạc của cơ quan sinh dục.
Dễ dàng nhận thấy những tổn thương này có hình tròn hoặc ovan. Nếu miệng là bộ phận tiếp xúc với mầm bệnh thì trong vòm họng, amidan sẽ xuất hiện nhiều mảng đỏ, trắng. Các mảng này có hiện tượng sưng phồng.
Đốt sùi mào gà khi mang thai là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh này
– Ở giai đoạn tiếp theo, những tổn thương này sẽ liên kết tạo thành mảng lớn. nổi cao hơn, bề mặt sần sùi. Có hình dạng giống súp lơ hoặc mào gà.
– Các tổn thương dễ chảy máu, chứa dịch mủ có mùi hôi.
– Đi kèm những biểu hiện khác như sốt cao, nổi hạch.
Phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu nên khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hơn so với người bình thường. Việc chữa sùi mào gà khi mang thai là rất cần thiết và cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể.

SÙI MÀO GÀ LÀ CĂN BỆNH NGUY HIỂM ĐỐI VỚI THAI PHỤ

Có thể khẳng định, sùi mào gà gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi, nhất là khi không có hướng xử trí kịp thời.
– Gây ra cảm giác khó chịu, lo lắng, stress. Khi bị sùi mào gà, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín bị bốc mùi. Điều này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Những loại dị tật thai hay gặp.
Bệnh sùi mào gà có thể gây biến chứng xấu cho mẹ bầu và thai nhi nếu không được xử trí kịp thời, triệt để
– Gây bội nhiễm cho mẹ bầu. Do có sức đề kháng yếu nên nếu bệnh không được phát hiện và xử trí sớm sẽ gây ra một số bội nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu.
– Tiền đề cho sự phát triển của ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn.
– Gây chảy máu bất thường. Điều này có dẫn đến hiện tượng sinh non, thậm chí sảy thai
– Dễ lây bệnh cho thai nhi nếu tiến hành sinh thường. Trẻ dễ mắc những bệnh về da và đường hô hấp.

ĐỐT SÙI MÀO GÀ KHI MANG THAI

Trên thực tế, bệnh sùi mào gà không di truyền từ mẹ sang con và không lây truyền qua đường máu. Chính vì vậy, khi phát hiện mắc bệnh sùi mào gà lúc mang thai, chị em cần nhanh chóng thăm khám và xử trí triệt để để không ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình sinh nở.
Khi có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, mẹ bầu cần tới bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời
Hiện nay, việc chữa sùi mào gà khi mang thai thường được sử dụng phương pháp đốt điện hoặc đốt các nốt tổn thương đã sần sùi bằng laze CO2. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là phương pháp tạm thời bởi đốt sùi mào gà khi mang thai chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không diệt được tận gốc virus gây bệnh.
Chính vì vậy, khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ bầu cần nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời và dứt điểm để không gây ra những biến chứng xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Xem thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/tam-soat-di-tat-thai-nhi-la-gi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu