Các loại xét nghiệm khi mang thai vào ba tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn thai kỳ khó khăn nhất với mẹ bầu và thai nhi, khi mà cơ thể người mẹ vẫn chưa quen với sự có mặt của bé con bên trong cơ thể, cũng là giai đoạn mà bé con đang còn quá non nớt. Bởi vậy, các mẹ bầu cần ghi nhớ những lịch khám thai quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé ngay từ đầu thai kỳ.
Các xét nghiệm khi mang thai vào 3 tháng đầu
- Xét nghiệm Rubella
Ngay trong Tam cá nguyệt thứ nhất, nếu mẹ bầu có virus Rubella sẽ đứng trước nguy cơ sảy thai cao, con sinh ra có khả năng mắc mù, điếc, chậm phát triển về trí tuệ. Để phát hiện sự có mặt của Rubella, các mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay để làm xét nghiệm. Xét nghiệm được thực hiện ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Khi có ý định có thai, phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm Rubella ít nhất 3 tháng trước khi có thai để phát hiện các nguy cơ mắc bệnh và tiêm phòng Rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.
- Xét nghiệm chức năng gan
Trường hợp những người mẹ mang thai nhiễm virus viêm gan B, C thì nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi rất cao thông qua bào thai và máu. Bên cạnh đó, thai nhi cũng rất dễ bị lây bệnh trong quá trình sinh nở và dưới sự chăm sóc của người mẹ khi cho con bú. Xét nghiệm chức năng gan cần được thực hiện xét nghiệm máu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để tầm soát nguy cơ thai nhi bị truyền những bệnh liên quan đến gan. Kết quả xét nghiệm sẽ là cơ sở để bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh con phù hợp tránh lây bệnh từ người mẹ trong trường hợp dương tính.
- Xét nghiệm máu
Một trong những xét nghiệm quan trọng ở ba tháng đầu mang thai là xét nghiệm máu, xét nghiệm giúp xác định tình trạng thai phụ bị thiếu máu trong quá trình mang thai hay không để bác sĩ có thể chỉ định và tư vấn mẹ bầu bổ sung Sắt, bên cạnh đó, xét nghiệm nhóm máu Rh giúp các mẹ bầu biết được nhóm máu để truyền máu lúc cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ và con. Nếu trường hợp Rh ở người mẹ là âm tính, nhưng người cha là dương tính thì con sinh ra vẫn đứng trước nguy cơ mang Rh dương tính. Đối với trường hợp đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể đẩy thai nhi ra ngoài hoặc đứng trước nguy cơ thai lưu, thai tử vong ngay sau khi sinh,… Bên cạnh đó, xét nghiệm máu đo đường huyết để kiểm tra mẹ bầu có mắc tiểu đường hay các bệnh liên quan đến thận, gan hay không.
- Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ kiểm tra có hay không tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén cao.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- Xét nghiệm sinh hóa Double test
Xét nghiệm Double test thường được thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 11 – 13 của thai kỳ, bằng việc dựa vào các định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp với các chỉ số khác như siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ mang thai, tuần tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down, Edward hoặc Patau,… Nếu kết quả Double test nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thực hiện các phương pháp sàng lọc khác ở những tuần thai sau để khẳng định lại kết quả của Double test.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina
Sàng lọc trước sinh NIPT – illumina có thể được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ, không phân biệt tuổi mẹ, tuổi thai, trường hợp mang thai hộ hay mang thai từ IVF,… Là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. Với độ chính xác lên tới 99,9% phát hiện thai nhi có hay không mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp (Down, Edwards, Patau), các hội chứng do bất thường nhiễm sắc thể giới tính (Jacobs, Turner, 3X, Klinefelter), các hội chứng do đột biến vi mất đoạn và bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể, NIPT – illumina đã nhanh chóng trở thành phương pháp sàng lọc được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến sử dụng nhất.
Tại sao cần thực hiện các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu?
Những xét nghiệm được khuyên thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người mẹ là có thực hiện xét nghiệm hay không. Có nhiều mẹ bầu cho rằng khi mang bầu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh sẽ công cần thực hiện xét nghiệm khi mang thai. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi không thể kiểm soát được, bên cạnh đó là sự tác động về môi trường sống, sinh hoạt thậm chí là những đột biến xảy ra trong quá trình phân chia tế bào trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của thai nhi.
Có cần thu nhiều máu để xét nghiệm?
Tùy thuộc vào mỗi loại xét nghiệm mà mẹ bầu cần lấy lượng máu xét nghiệm khác nhau, một vài xét nghiệm có thể lấy máu chích đầu ngón tay nhưng một vài xét nghiệm sàng lọc cần lấy từ 7 – 10 ml máu người mẹ mang thai để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được thông báo sau khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi thu mẫu.
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu là những xét nghiệm quan trọng giúp mẹ bầu có thể bảo vệ bé con ngay từ những ngày đầu thai kỳ, giúp cho cả bé và mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, giảm tỷ lệ mắc phải những rủi ro không đáng có trong thai kỳ. 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn khó khăn đối với cả mẹ và bé, chính vì vậy mẹ bầu cần ghi nhớ các lịch khám thai định kỳ, lưu ý các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện nhất, sẵn sàng sức khỏe cho những giai đoạn thai kỳ tiếp theo và cho đến khi vượt cạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét