Khi mang thai sử dụng Paracetamol có an toàn không
Paracetamol (hay acetaminophen) là một thuốc rất thông dụng và phổ biến dùng để hạ sốt, giảm đau. Hoạt chất này có trong hàng trăm sản phẩm với tên gọi khác nhau. Đây được cho là thuốc khá an toàn, tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai thì loại thuốc này liệu có an toàn? cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nào !
Phụ nữ mang thai uống Paracetamol có an toàn
Paracetamol có thể được sản xuất dưới dạng đơn thành phần hay phối hợp với các thành phần khác dùng để giảm đau, hạ sốt, trị ho-cảm cúm…
Trong các sản phẩm trị ho, cảm cúm, paracetamol thường được phối hợp với chất chống dị ứng (chlorpheniramine), chất làm giảm xung huyết (phenylephrine HCl), thuốc ho (dextromethorphan ), long đờm (guaifenesin)…
Để tăng hiệu quả giảm đau, paracetamol thường phối hợp với codein (một thốc giảm đau trung ương yếu, nhằm tăng tác dụng giảm đau sau mổ, đau vừa hay cảm cúm có ho kèm), tramadol (thuốc giảm đau opioid), ibuprofen (một thuốc giảm đau – chống viêm) trong điều trị đau có kèm theo viêm. Tuy nhiên các sản phẩm phói hợp để giảm đau này không còn là thuốc OTC (không kê đơn) nữa mà cần dùng theo đơn của bác sĩ, thường dùng trong các trường hợp đau vừa và nặng.
Tại sao thuốc gây tổn thương gan?
Mặc dù đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc thuốc này và các bác sĩ đã cảnh báo, nhưng gân đây vẫn xảy ra những trường hợp phải nhập viện cấp cứu tổn thương gan do dùng quá liều paracetamol.
Paracetamol có thể gây hại gan
Paracetamol dễ gây tổn thương gan là do hầu hết thuốc được chuyển hoá ở gan theo con đường sulphat hoá và glucuronide hoá. Một chất chuyển hóa do hệ enzym cytochrome P-450 giải phóng là N-acetyl-p-benzoquinoneimine (NAPQI) gắn với màng tế bào gan và nếu không bị trung hòa bởi các chất chống ôxy hóa thì sẽ gây tổn thương lớp màng lipid kép của tế bào. Glutathione của gan là chất chống ôxy hóa chủ yếu, chất này gắn và trung hòa NAPQI. Khi quá liều paracetamol thì kho dự trữ glutathione bị cạn kiệt dần và nếu thiếu hụt mất trên 70% số lượng bình thường thì NAPQI không bị trung hòa và sẽ gây tổn thương cho tế bào gan.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần dùng đúng liều và khoảng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất. Không dùng nhiều sản phẩm có chứa cùng hoạt chất paracetamol để tránh gây quá liều. Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu ?
Có an toàn cho phụ nữ mang thai?
Được coi là một thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhưng với người mang thai cần dùng một cách cẩn trọng. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Bristol đã cho biết, sử dụng paracetamol khi mang thai có thể làm tăng khả năng phát triển các vấn đề hành vi, bao gồm cả ADHD (tăng động giảm chú ý) ở trẻ sau này.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy loại thuốc này gây hại cho sự phát triển của trẻ em trong bụng mẹ. Các nhà nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa các bà mẹ tương lai khi sử dụng paracetamol và hiếu động thái quá, cũng như các rối loạn cảm xúc khác nhau ở con cái họ. Một số nghiên cứu còn cho thấy sự liên kết nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn, vô sinh sau này ở trẻ gái và tự kỷ ở trẻ có mẹ dùng paracetamol trong thai kỳ.
Paracetamol không an toàn cho phụ nữ mang thai
Trong nghiên cứu gần đây nhất, các tác giả đã nghiên cứu thông tin về hơn 14.000 trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi. Sử dụng bảng câu hỏi và thông tin từ các trường học, các nhà nghiên cứu đã đánh giá trí nhớ của trẻ, nhận thức, tính khí và hành vi của chúng. Thông tin thu được so sánh với dữ liệu về tần suất người mẹ của chúng dùng paracetamol trong khi mang thai. Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến giai đoạn từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 32 của thai kỳ.
Phân tích này cho thấy mối quan hệ giữa paracetamol và sự phát triển của các vấn đề hành vi ở trẻ em, bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý. Hiệu ứng này rõ rệt hơn ở trẻ em thời điểm ba tuổi, nhưng khi chúng vào tiểu học, nó đã giảm đi đôi chút. Con trai dễ bị phơi nhiễm paracetamol khi mang thai hơn con gái. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu kêu gọi phụ nữ mang thai dùng liều thấp nhất có thể của thuốc này, và chỉ khi thực sự cần thiết.
Đọc thêm: xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì khi mang thai ?
Nhận xét
Đăng nhận xét