Làm gì để cải thiện tình trạng tê chân tay đối với bà bầu

Rất nhiều bà bầu hiện nay thường xuyên gặp chứng tê nhức chân tay. Đây là tình trạng mà một phần nào đó ở tay và chân bị mất cảm giác hoặc cảm thấy như kiến bò, kim châm. Nó thường bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối thai kì, khiến bà bầu rất khó chịu và mệt mỏi. Liệu bà bầu bị tê tay chân có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Mời bạn cùng nipt gentis tìm hiểu nhé!

Làm sao để cải thiện tình trạng tê chân tay ở bà bầu

Nguyên nhân bà bầu bị tê chân tay

– Từ tháng thứ 5 trở đi, bà bầu rất dễ gặp phải chứng tê chân tay. Vì đây là giai đoạn thai nhi ngày càng lớn, cân nặng của bà bầu cũng tăng lên đáng kể, gây chèn ép mạch máu, khiến chân tay bà bầu rất dễ bị tê mỏi.
– Bên cạnh đó, với thói quen lười vận động và tư thế chân, tay không phù hợp khi ngồi lâu hoặc nằm ngủ cũng khiến bà bầu bị tê chân tay.
– Tê chân tay khi mang thai còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
  • Thiếu máu, hạ đường huyết
  • Thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết đặc biệt là canxi, magie, B1, B2 và axit folic.
  • Thiếu nước, gây ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ, làm bà bầu bị mỏi cơ
  • Các chứng bệnh về bắp thịt, rối loạn thần kinh, cao mỡ máu, đái tháo đường,… hội chứng edwards là gì ?

Nhận biết triệu chứng tê tay chân khi mang thai

– Thông thường, bà bầu sẽ cảm thấy tê tê ở đầu ngón tay và chân, có cảm giác như bị kiến bò bên trong.
– Khi tình trạng nặng hơn, người bệnh sẽ có cảm giác nóng và đau nhức.
– Ngoài ở các vị trí ngón tay và và chân, người bệnh có thể bị tê ở bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, vùng thắt lưng, đùi, mông.
Mặc dù tê tay chân khi mang thai là triệu chứng bình thường nhưng mẹ bầu cũng nên chú ý theo dõi. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu tê tay chân còn kèm theo triệu chứng như hoa mắt, lơ mơ dù là vài giây, co cơ, không nhấc nổi cánh tay, tê hơn khi di chuyển,… Đây có thể là báo hiệu của các bệnh nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, rối loạn chức năng gan và chuyển hóa, vấn đề bất thường với hệ miễn dịch.

Phải làm gì khi bà bầu bị tê tay chân?

Để giảm thiểu và phòng tránh tình trạng tê chân tay trong những tháng thai kì, bà bầu cần thay đổi thói quen sinh hoạt và vận động hằng ngày, cụ thể như sau:
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các động tác nhẹ nhàng thích hợp cho bà bầu. Chú ý khởi động các khớp tay và chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ thoải mái, tránh dùng tay để gối đầu hoặc cho trẻ gối đầu lên tay. Nếu thấy bị tê tay chân lúc ngủ thì bạn nên thay đổi tư thế. Khi bị tê tay, bạn có thể vẩy tay lên – xuống để làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Khi phải làm việc nhiều trong môi trường máy tính, bà bầu nên đứng lên đi lại thư giãn và vận động. Tránh ngồi làm việc liên tục với cùng 1 tư thế.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi: bà bầu nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, tôm, cua, cá, rau cần, cà rốt, đậu nành ….
  • Bà bầu có thể ngâm chân trong nước muối ấm 15 phút mỗi tối. Khi đi ngủ, nên kê chân cao lên.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không thấy thuyên giảm, bà bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc các dưỡng chất bổ sung mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Khi gặp vấn đề bà bầu bị tê tay chân, không nên quá lo lắng mà cần kiên nhẫn điều trị theo đúng hướng dẫn các bác sĩ đề ra là tốt nhất.
Trên đây là vài chia sẻ của gentis dành cho các mẹ biện pháp cải thiện tình trạng đau tê chân tay, mọi thắc mắc liên quan đến làm các xét nghiệm gì khi mang thai vui lòng gọi ngay đến hotline 18002010 hoặc website nipt.com.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu