Một vài nguyên do gây nên sảy thai và cách phòng tránh

Dưới đây gentis sẽ chia sẻ dành cho các mẹ những nguyên nhân chủ yếu gây nên sảy thai và cách phòng tránh đối với bà bầu.

Nguyên nhân gây nên sảy thai và cách phòng tránh

Theo TS, BS Thu Hà, sảy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu được gọi là quá trình chọn lọc tự nhiên, tức là nếu trong giai đoạn này có những sự bất thường nào đó thì phôi sẽ không thể tiếp tục phát triển. 
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai trong 3 tháng đầu thường do:
Di truyền: Sự thay đổi về gen, hoặc biến đổi gen, hoặc đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây sảy thai thường gặp nhất, đặc biệt là sảy thai sớm. Hơn 50% các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai dưới 3 tháng tuổi.
Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân thường gặp dẫn đến sảy thai sớm (Nguồn: Internet)
  • Những vấn đề ở tử cung người phụ nữ: Nếu phụ nữ có những vấn đề ở tử cung như tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa... đều có thể khiến cho bào thai không thể bám vào và phát triển, thậm chí thai bị hư do không đủ máu nuôi.
  • Rối loạn miễn dịch: Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức cho phép đều có thể gây sảy thai. Hiểu đơn giản là cơ thể người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.
  • Bệnh lý nội khoa: Nếu một người phụ nữ bị các bệnh lý nội khoa như bệnh tuyến giáp, cường giáp, nhược giáp hoặc là các bệnh lý đái tháo đường… thì đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. 
  • Phụ nữ bị bệnh đa nang buồng trứng: Phụ nữ bị buồng trứng đa nang sẽ dư thừa nội tiết tố nam testosterone nhưng lại thiếu nội tiết tố nữ và điều đó không thuận lợi cho sự bám dính của phôi thai vào niêm mạc tử cung. Bên cạnh đó, buồng trứng đa nang còn gây ra tình trạng kháng insulin, từ đó gây ảnh hưởng đến nội mạc tử cung và quá trình mang thai của người phụ nữ.
  • Bị bệnh nhiễm khuẩn: Khi phụ nữ gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm sẽ để lại sự bất thường ở nội mạc tử cung và chỉ cần có sự bất thường về các dịch thể, bất thường về độ nhu động của các nhung mao hoặc những bất thường có thể làm cho mạch máu không tốt (bị chai, sượng,...) cũng đều có thể ngăn cản quá trình thụ thai.
  • Lối sống thiếu khoa học: Phụ nữ thường dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê... cũng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mang thai và phát triển của bào thai. Ngoài ra, môi trường làm việc bị stress, căng thẳng... cũng có thể làm hư hao các tế bào, trong đó có tế bào trứng. Làm siêu âm dị tật thai nhi tuần thứ mấy ?

Dấu hiệu nhận biết sảy thai là gì?

Dấu hiệu sảy thai có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên đa phần phụ nữ đều sẽ có biểu hiện, triệu chứng sảy thai. Các dấu hiệu thường gặp là:
  • Chảy máu âm đạo: Đây là một dấu hiệu báo động về tình trạng sảy thai, hư thai mà thai phụ cần phải đi khám ngay.
  • Đau bụng: Thai còn quá nhỏ sẽ chưa có hiện tượng ra huyết, thay vào đó là tình trạng đau bụng. Tuy nhiên, do hiện tượng đau bụng có thể bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác, vì thế nếu có bất cứ nghi ngờ nào thai phụ nên đến khám bác sĩ.
Đau bụng là một trong những dấu hiệu của hiện tượng sảy thai (Nguồn: Internet)
Mất các triệu chứng mang thai: Phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nghén do bánh nhau tiết ra các chất nội tiết tố trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi sảy thai nội tiết bánh nhau sẽ giảm xuống đột ngột và dẫn đến hiện tượng mất các triệu chứng thai nghén. 

Xử lý như thế nào với trường hợp sảy thai?

Theo TS, BS Thanh Hà, phần lớn các trường hợp sảy thai tự nhiên sẽ không cần phải can thiệp bởi thai sẽ tự đẩy ra ngoài. Bác sĩ chỉ cần kiểm tra, siêu âm xem nhau thai, lòng tử cung... để đảm bảo bánh nhau không bị sót lại trong cổ tử cung.
Trong trường hợp thai ngừng phát triển nhưng vẫn nằm bên trong tử cung, không gây hiện tượng đau bụng hoặc ra huyết thì thai phụ sẽ được cho dùng các loại thuốc để gây bong tróc túi thai và giúp đẩy túi thai ra ngoài giống như một cuộc sảy thai tự nhiên. 
Như vậy, để phòng ngừa sảy thai, thai phụ cần phải tuân thủ lịch khám thai từ bác sĩ. Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện sớm bất thường chẳng hạn như: niêm mạc tử cung không tốt, nội tiết hoàng thể nuôi thai không đủ... thì bác sĩ sẽ cho thai phụ bù từ bên ngoài. Hiện nay có rất nhiều thuốc có nguồn gốc tự nhiên có thể giúp giữ được bào thai, từ đó tránh tình trạng sảy thai. xem ngay các xét nghiệm trước sinh gồm những gì ?

Sảy thai bao lâu thì có thai lại?

Thời điểm có thể mang thai lại sau khi sảy thai sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây sảy thai. Điều trị và giải quyết tất cả các nguyên nhân có thể gây sảy thai sẽ giúp lần mang thai tiếp theo được diễn ra suôn sẻ hơn.
Thông thường, nhiều người sau khi sảy thai sẽ có kinh lại trong vào từ 4 – 6 tuần, đó là dấu hiệu của sự rụng trứng và khả năng sinh sản đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, TS, BS Thanh Hà cho rằng, nếu phụ nữ bị sảy thai thì nên đến gặp bác sĩ và dành khoảng thời gian từ 2-3 tháng để được hỗ trợ một số thuốc nhằm giúp cho lần mang thai tiếp theo đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu