Sự hình thành của tinh hoàn ở thai kỳ
Tinh hoàn theo giải phẫu là nằm ở hai bên bìu dái phía dưới dương vật nhưng nó lại được coi là cơ quan sinh dục bên trong của nam giới. Hai cơ quan sinh dục này cũng được hình thành từ rất sớm và chỉ được phân biệt trên hình thể khi thai nhi được khoảng 13 – 14 tuần tuổi. Bài viết này hãy cùng nipt gentis tìm hiểu kỹ hơn nhé !!!
Tìm hiểu sự hình thành của tinh hoàn trong thai kỳ
Sự hình thành tinh hoàn
- Sự phát triển ban đầu của cá cơ quan sinh sản giống nhau đối với cả hai giới nam và nữ cho tới tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 (vào thời gian mang thai 3 tháng đầu ). Quanh khoảng thời gian này, tuyến sinh dục nam phát triển những bó mô xơ hình nan hoa, chúng phân chia mô biệt hóa thành những thừng trung bì.
- Những thừng trung bì này ôm lấy các tế bào mầm, lan vào phần tủy và nối với nhau hình thành các tiểu quản lưới. Các tiểu quản lưới tiếp xúc với các tiểu quản trung thận và như vậy nối với ống trung thận (ống Wolff), ống này sau trở thành ống sinh dục chính của nam giới.
- Trong khi đó thì một ống bàng trung thận (ống Muller) hình thành giống như ở nữ giới, song về sau ống này thoái hóa đi và không đóng vai trò chức năng nào ở người đàn ông. Thể trung thận cũng thoái hóa đi. Ống trung thận trở thành ống sinh dục chính hay còn gọi là ống dẫn tinh, đổ vào xoang niệu-sinh dục.
- Phần trung tâm của ống trung thận được kéo dài ra rất nhiều và cuộn lại để trở thành mào tinh hoàn.Ở đầu ngoại biên gần chỗ nối của nó với xoang niệu-sinh dục thì ống giãn ra, tạo nên một bóng, từ đó túi tinh xuất hiện. Phần xa nhất của ống tạo nên ống phóng tinh.
Sự di chuyển xuống thấp của tinh hoàn
- Đầu tận sau của tinh hoàn liên tiếp với một dải chạy vòng quanh thành bụng để tới vùng bẹn. Tại điểm này dải dính vào một khối trung mô; khối này sẽ trở thành ống bẹn và liên tiếp với phình sinh dục.
- Cấu trúc này được tạo nên như vậy sẽ trở thành dây chằng treo tinh hoàn. Tuy thân dài ra song dây chằng treo tinh hoàn không dài theo; do đó tinh hoàn tụt xuống một cách tương đối và tới gần vùng bẹn. Vào tháng thứ sáu, một túi bịt của màng bọc buồng tạng (phúc mạc) được hình thành gọi là túi tinh mạc. Bộ phận này phát triển vào trong dây chằng treo giúp cho việc hình thành ống bẹn, giãn dài xuống dưới, kéo căng phình sinh dục để tạo nên bìu dái.
- Tinh hoàn đi theo đường này và đẩy túi tinh mạc đi trước nó. Túi tinh mạc cuối cùng trở thành màng tinh hoàn.
- Tinh hoàn di chuyển về đúng vị trí vào thời gian khá muộn của thai kỳ là vào khoảng tuần thứ 28 – 30. Nếu quá trình di chuyển của tinh hoàn gặp trục trặc thì bé trai sinh ra sẽ chỉ thấy 1 hoặc không thấy tinh hoàn ở dưới bìu. Đây là một bất thường hay gặp về cơ quan sinh dục ở bé trai nhưng bất thường này dễ khắc phục và sau khi khắc phục được thì tinh hoàn vẫn có thể làm tốt chức năng của nó.
Nhận xét
Đăng nhận xét