Thừa cân trong khi mang thai có những tác hại gì hay không ?

Béo phì khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, thậm chí có nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả thai nhi. Do đó, sản phụ cần có những phương pháp thích hợp để tránh béo phì khi mang thai, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt các mẹ nhớ thực hiện khám sàng lọc trước sinh đều đặn để theo dõi sức khỏe thai nhi nhé !

Thừa cân trong thai kì có tác hại gì không ?

1. Béo phì khi mang thai

Thừa cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 25 - 29,9. Béo phì là tình trạng xảy ra khi chỉ số BMI từ 30 trở lên. Ở các nước đang phát triển, tình trạng béo phì cũng như suy dinh dưỡng khá phổ biến, tập trung ở các thành phố lớn hơn là ở nông thôn. Việt Nam có tỷ lệ thừa cân và béo phì trung bình khoảng 6 - 10%.
Béo phì gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

2. Ảnh hưởng của béo phì khi mang thai

2.1. Đến sản phụ

Béo phì khi mang thai khiến bạn có nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
  • Tiểu đường thai kỳ: Là bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn trong tương lai, và tình trạng này có thể di truyền sang em bé. Phụ nữ béo phì khi mang bầu phải được sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ từ giai đoạn sớm.
  • Tiền sản giật: Là một rối loạn liên quan đến cao huyết áp, xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người phụ nữ. Tiền sản giật gây suy thận, suy gan và có thể dẫn đến co giật (một tình trạng gọi là sản giật). Một số trường hợp dẫn đến đột quỵ. Trường hợp nặng cần điều trị khẩn cấp để tránh các biến chứng này. Em bé nhiều khả năng phải sinh sớm.
  • Ngưng thở khi ngủ: Là tình trạng ngưng thở xảy ra trong thời gian ngắn trong lúc ngủ. Hiện tượng này có liên quan đến béo phì. Khi mang thai, ngưng thở khi ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi.
Tiền sản giật là tai biến sản khoa nguy hiểm

2.2. Đến thai nhi

Béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi:
  • Sảy thai: Phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai tăng cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh: Em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh.
  • Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán: Quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện một số vấn đề nhất định đối với giải phẫu của bé trong khi làm siêu âm. Kiểm tra nhịp tim của bé khi chuyển dạ cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi sản phụ bị béo phì.
  • Hiện tượng thai nhi quá lớn (Macrosomia): Trong tình trạng này, cơ thể em bé lớn hơn bình thường. Hậu quả làm tăng nguy cơ em bé bị tổn thương trong quá trình lâm bồn. Ví dụ, vai bé có thể bị kẹt trong khi sinh. Macrosomia cũng có thể dẫn đến khả năng sản phụ phải sinh mổ. Trẻ sơ sinh quá lớn có nhiều nguy cơ bị béo phì trong cuộc sống sau này.
  • Sinh non: Các vấn đề liên quan đến béo phì khi mang thai, chẳng hạn như tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh non thường không phát triển đầy đủ như các trẻ sinh sau 39 tuần mang thai.
  • Thai chết lưu: Mẹ bầu có chỉ số BMI càng cao, thì nguy cơ thai chết lưu càng cao.  Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì ?

3. Tránh béo phì khi mang thai

Giảm cân trước khi mang thai là cách tốt nhất để tránh nguy cơ mắc các vấn đề do béo phì gây ra. Ngay cả khi chỉ giảm một lượng nhỏ cân nặng (5 - 7% trọng lượng hiện tại) cũng sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể của bạn và chuẩn bị tốt hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Để giảm cân, bạn cần đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ. Phụ nữ có thể giảm cân hiệu quả bằng cách tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh.

3.1. Tập thể dục bao nhiêu để tránh béo phì khi mang thai?

Phụ nữ mang thai cần phải duy trì các bài tập thể dục vừa phải. Tuy nhiên, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để lên kế hoạch tập luyện an toàn. Hãy bắt đầu từ từ với 5 phút tập thể dục mỗi ngày và tăng lên dần mỗi tuần. Mục tiêu của bạn là duy trì thói quen luyện tập trong 30 phút mỗi ngày, tất cả các ngày trong tuần nếu có thể. Đi bộ là một lựa chọn tốt nếu bạn mới bắt đầu tập thể dục. Ngoài ra, bơi lội cũng là một bài tập rất tốt cho phụ nữ mang thai. Khi bơi, môi trường nước sẽ nâng đỡ cơ thể của bạn, do đó có thể tránh bị chấn thương và căng cơ.

3.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Việc bổ sung thức ăn hàng ngày cần phải hợp lý và có chừng mực để cân nặng của cơ thể không tăng quá nhiều. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, phụ nữ mang thai cần bổ sung trung bình 300 calo mỗi ngày, bằng với lượng calo có trong một ly sữa tách béo và một nửa cái bánh sandwich. Chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn có thể phần nào giúp bạn tránh béo phì khi mang thai.
Tiền sản giật là tai biến sản khoa nguy hiểm

3.3. Có nên dùng thuốc giảm cân trước khi mang thai không?

Nếu đã cố gắng giảm cân bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng chỉ số BMI vẫn ở mức cao từ 30 trở lên hoặc trên 27 khi có kèm theo một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, thì bác sĩ có thể đề nghị dùng thêm thuốc giảm cân. Tuy nhiên, không nên dùng những loại thuốc này nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc đã có thai.

3.4. Có nên phẫu thuật giảm béo trước khi mang thai?

Phẫu thuật giảm cân có thể là một lựa chọn phù hợp cho những người rất béo phì nặng hoặc những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây ra bởi béo phì. Nếu bạn đã thực hiện phẫu thuật giảm cân, bạn nên trì hoãn việc mang thai trong 12 - 24 tháng sau khi phẫu thuật, vì khi đó cân nặng của bạn sẽ giảm nhanh nhất. Một số loại phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc đường uống, bao gồm cả thuốc tránh thai. Trong trường hợp này, bạn cần phải chuyển sang một hình thức tránh thai khác.

4. Làm gì khi người béo phì đã có thai?

Mặc dù có nguy cơ xảy ra rủi ro, nhưng phụ nữ béo phì khi mang thai vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải thăm khám bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng, để có kế hoạch chăm sóc đặc biệt. Theo đó, thai phụ cần được giám sát kỹ các chỉ số như đường huyết, huyết áp, chức năng gan, chức năng thận trong suốt thời kỳ mang thai. Mục tiêu làm sao duy trì các chỉ số này luôn nằm trong giới hạn bình thường. Mỗi giai đoạn của thai kỳ đều tồn tại những rủi ro cần phải dự phòng trước để tránh xảy ra những biến chứng sau đó.
Ba tháng đầu: Khả năng sảy thai cao, bác sĩ cần cho thuốc dưỡng thai và thuốc chống co thắt.
Ba tháng giữa: Nguy cơ sảy thai vẫn còn, đi kèm với tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ... Cần chú ý theo dõi sát sao và xử trí kịp thời.
Ba tháng cuối: Nguy cơ xảy ra tăng huyết áp thai kỳ, chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, hội chứng ống cổ tay khi mang thai, giãn khớp cùng chậu và rủi ro sinh non.
Trong mọi trường hợp, phụ nữ béo phì khi mang thai cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

5. Làm thế nào để kiểm soát cân nặng sau khi sinh con?

Một khi đã “mẹ tròn con vuông”, hãy tập thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để đạt được cân nặng như ý muốn. Nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến nghị cho năm đầu đời của trẻ. Cho con bú không chỉ là cách tốt nhất để nuôi con mà còn giúp giảm cân sau sinh. Nhìn chung, phụ nữ cho con bú ít nhất vài tháng có xu hướng giảm cân nhanh hơn so với phụ nữ không cho con bú.
Như vậy, béo phì có những ảnh hưởng nhất định đến thai kỳ. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên lên kế hoạch giảm cân từ sớm để tránh béo phì khi mang thai trong thời gian tới.
Đọc thêm: hội chứng patau là gì ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu