Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng âm đạo ở bà bầu

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi nên dễ mắc phải nhiễm trùng âm đạo. Bệnh lý này không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà có thể ảnh hưởng thai nhi trong quá trình sinh nên mẹ cần phát hiện sớm để được điều trị kịp thời. Bài viết này chẩn đoán trước sinh gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu chi tiết hơn nhé !

Tìm hiểu tình trạng nhiễm trùng âm đạo ở bà bầu

Vì sao mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng âm đạo?

Nhiễm trùng âm đạo là bệnh lý mà hầu hết chị em phụ nữ mắc phải, đặc biệt là mẹ bầu. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh lý này. Một vài nguyên nhân chính có thể kể đến gồm:
Trong thai kỳ, độ cân bằng pH môi trường âm đạo của phụ nữ thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và tấn công gây bệnh.
Nhiều mẹ bầu đã tiềm ẩn tác nhân gây nhiễm trùng âm đạo từ trước. Đến khi mang bầu, chúng gặp mỗi trường thuận lợi để sinh sôi và biểu hiện bệnh.
Khi mang bầu, cơ thể mẹ thường tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Nếu không được vệ sinh đúng cách, các loại nấm, vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Khi mang bầu, sức đề kháng của người mẹ cũng giảm sút. Đây là điều kiện dễ khiến mẹ mắc các bệnh phụ khoa, viêm, nhiễm trùng âm đạo.

Các loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp và cách phòng ngừa

Có rất nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm gây các bệnh nhiễm trùng âm đạo với những tên gọi, tính chất, biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, có 4 nhiễm trùng âm đạo thường gặp là nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn viêm âm đạo, nhiễm Trichomonas và nhóm B Strep.
Phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng nấm men

Khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để nấm men phát triển mạnh. Nếu bạn cảm thấy bụng dưới của mình ngứa ngáy, kèm theo cảm giác nóng rát thì âm đạo của bạn có thể đang bị nhiễm trùng nấm men. Đây là loại nấm tự nhiên sinh sống trong âm đạo của phụ nữ.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng nấm men là do quan hệ tình dục không an toàn hoặc do uống thuốc kháng sinh. Chúng làm phá vỡ cân bằng pH tự nhiên trong âm đạo khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. 
Nhiễm trùng nấm men sẽ có các biểu hiện như:
  • Âm đạo ngứa, đỏ, đôi khi có cảm giác âm đạo bị khô
  • Dịch âm đạo dày hơn, có màu trắng hoặc vàng, có mùi hoặc không mùi
  • Khi quan hệ sẽ có cảm giác đau khó chịu
  • Âm đạo và môi âm hộ sưng, đỏ
  • Đau khi đi tiểu
Bệnh không chỉ gây khó chịu mà ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng nên cần có biện pháp phòng ngừa:
  • Mặc đồ lót thoáng mát, chọn chất liệu cotton dễ thấm hút và thông thoáng
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể
  • Ăn ngũ cốc và các thực phẩm giàu carbohydrate vì đường tinh luyện trong chúng có khả năng làm giảm các yếu tố môi trường thuận lợi với nhiễm trùng
  • Khi ngủ không nên mặc quần lót để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Ăn sữa chua mỗi ngày vì lactobacillus trong sữa chua có thể ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo

Vi khuẩn viêm âm đạo

Khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển quá mức và gây bệnh. Khi bị vi khuẩn tấn công gây bệnh, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu vùng kín.
Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn có những biểu hiện sau:
  • Ngứa quanh âm đạo
  • Dịch âm đạo màu trắng đục, thường có mùi hôi khó chịu
  • Đau khi đi tiểu
Viêm âm đạo do vi khuẩn nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng nặng dẫn đến sinh non hoặc thai nhi sinh ra với trọng lượng thấp. Thậm chí, với những phụ nữ không mang thai, viêm âm đạo do vi khuẩn có thể dẫn đến viêm vùng chậu, gây vô sinh hoặc làm tổn thương ống dẫn trứng.
Nhiễm trùng âm đạo khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi
Viêm âm đạo do vi khuẩn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nên cần phòng ngừa từ sớm bằng các biện pháp sau:
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
  • Khi lau rửa âm hộ, nên rửa theo chiều từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập đến âm đạo
  • Không nên mặc đồ ẩm ướt vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nên chọn quần chất cotton dễ thấm hút
  • Hạn chế sử dụng dầu tắm vì nó có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Nhiễm Trichomonas

Viêm âm đạo do Trichomonas là một trong những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Trichomonas vaginalis và chúng thường sống trong âm đạo phụ nữ.
Khi bị nhiễm Trichomonas, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
  • Ngứa, nóng rát âm đạo và tình trạng này nặng nề hơi sau khi quan hệ tình dục
  • Dịch âm đạo có màu xanh lá vàng, có thể sủi bọt và có mùi hôi khó chịu
Để phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm Trichomonas, cần:
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Chỉ nên quan hệ với một người để giảm nguy cơ nhiễm bệnh
  • Cả bạn và bạn đời nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
Trichomonas là bệnh thường gặp ở phụ nữ và nó có thể điều trị nên chị em cũng không cần phải quá lo lắng mà hãy thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh hiệu quả. chọc ối là gì ? khi nào cần dùng thủ thuật chọc ối ?

Nhiễm Strep nhóm B

Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 20 – 25% phụ nữ có vi khuẩn Strep nhóm B trong cơ thể. Chúng chủ yếu sống ở đường ruột, trực tràng và âm đạo. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi khiến cho vi khuẩn phát triển quá mức và gây bệnh.
Bệnh nhân nhiễm Strep nhóm B thường có những biểu hiện như đau rát khi đi tiểu, nước tiểu đục. Chúng dễ nhầm với nhiễm trùng tiết niệu.
Hiện chưa có biện pháp cụ thể phòng ngừa nhiễm Strep nhóm B. Cách tốt nhất mẹ bầu nên làm để ngừa bệnh là vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Nhiễm trùng âm đạo có nguy hiểm không?

Tuy nhiễm trùng âm đạo là bệnh thường gặp ở nữ giới và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan vì bệnh không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mẹ mà có thể gây hại đối với thai nhi, thậm chí gây sinh non.
Khi có bất thường về vùng kín mẹ bầu nên đi khám ngay

Đối với mẹ bầu

Nhiễm trùng âm đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống thường ngày của mẹ. Mẹ bầu khi bị nhiễm trùng âm đạo sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng. Tất cả những nỗi lo này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của bào thai.
Nếu bị nhiễm trùng âm đạo trong 3 tháng đầu, mẹ dễ có nguy cơ bị sảy thai do mầm bệnh gây nhiễm trùng màng ối, ảnh hưởng đến việc làm tổ và sự bám dính của thai nhi vào thành tử cung.

Đối với thai nhi

Người mẹ bị nhiễm trùng âm đạo khi mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi phát triển chậm, còi xương ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé.
Nếu mẹ bị nhiễm trùng âm đạo, trẻ được sinh thường sẽ có nguy cơ cao mắc viêm niêm mạc, viêm phổi, viêm phế quản do dính phải nấm, vi khuẩn từ âm đạo của mẹ trong quá trình sinh..
Chính vì vậy, ngay khi cảm thấy bất thường về vùng kín, mẹ bầu nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả, an toàn.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị nhiễm trùng âm đạo?

Nhiễm trùng âm đạo không quá hiếm gặp ở phụ nữ nhưng đối với bà bầu, bệnh lại có sức ảnh hưởng lớn hơn, không chỉ đối với mẹ mà nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, khi biết mình bị bệnh, mẹ bầu nên có những biện pháp xử lý hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.
Trước tiên, khi thấy cơ thể có bất thường, mẹ hãy đi khám ở cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Có nhiều loại thuốc trị nhiễm trùng âm đạo hiệu quả nhưng không phải loại nào cũng an toàn với mẹ bầu. 
Vì vậy, mẹ cần đi khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra. Tuyệt đối đừng tự ý mua thuốc uống, thuốc đặt vì chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp dưới đây để hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh nhanh, hiệu quả:
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày
  • Mặc đồ lót thoáng mát, không mặc quá chật
  • Hạn chế mang băng vệ sinh hằng ngày trong thời gian dài, liên tục
  • Khi mang thai, nên hạn chế quan hệ tình dục và nếu quan hệ hãy sử dụng bao cao su, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ
  • Ăn sữa chua mỗi ngày vì chúng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng kín
  • Nên phơi quần lót trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc là nóng trước khi mặc để hạn chế vi khuẩn còn sót lại trong quần
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống khoa học để tăng sức đề kháng và chống lại sự tấn công của vi khuẩn hiệu quả
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này xét nghiệm trước sinh gentis sẽ giúp mẹ tự biết cách bảo vệ cơ thể mình để có được một thai kỳ khỏe mạnh, an tâm chờ đón ngày con yêu chào đời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu