Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi ở bà bầu
Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, sức đề kháng của các mẹ bầu sẽ có dấu hiệu suy giảm. Do vậy, bạn sẽ dễ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có cả dị ứng mạt bụi. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !
Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi ở mẹ bầu
Dị ứng mạt bụi nhà là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai. Ở người bình thường, cách điều trị đơn giản nhất là dùng một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, với mẹ bầu, việc dùng thuốc luôn phải được hạn chế ở mức tối đa và bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tổn hại không đáng có đến thai nhi.
Chính vì thế, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng mẹ bầu bị dị ứng mạt bụi là sử dụng các phương pháp an toàn từ thiên nhiên.
Truy tìm nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi ở mẹ bầu
Mạt bụi là vi sinh vật rất nhỏ bé (kích thước chỉ khoảng 0,3mm) có mặt ở mọi loại đồ đạc, vật dụng trong nhà. Phân và xác của mạt bụi chính là tác nhân gây dị ứng cho người. Trung bình mỗi con mạt thải ra ít nhất 20 hạt phân hằng ngày. Phân của mạt bụi khá nhỏ và nhẹ nên có thể bay lơ lửng trong không khí.
Nếu chúng ta, đặc biệt là mẹ bầu, hít phải sẽ dẫn đến các phản ứng dị ứng, dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang kháng cự lại các tác nhân ngoại lai. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các kháng thể để chống lại “kẻ xâm lược”, kéo theo sự kích hoạt của histamin là yếu tố gây phù nề niêm mạc ở mũi, xoang, mắt…
Ngoài mạt bụi, cơ thể mẹ bầu còn phải ứng lại với các yếu tố môi trường khác gây nên tình trạng dị ứng tương tự, chẳng hạn:
- Phấn hoa
- Nấm mốc (đặc trưng bởi các bào tử trôi nổi trong không khí)
- Lông động vật, nước bọt, nước tiểu của thú cưng
- Chất tiết của gián…
- Triệu chứng khi mẹ bầu bị dị ứng mạt bụi
Khi bị dị ứng mạt bụi, mẹ bầu có thể có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Thông thường, một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất bao gồm:
- Đỏ mắt kèm theo ngứa
- Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi
- Sổ mũi
- Ho hoặc khò khè
- Ngứa ngáy khó chịu
- Tức ngực
- Khó thở…
Nếu có mắc các bệnh mạn tính như viêm mũi dị ứng, hen suyễn khi bị dị ứng mạt bụi, các triệu chứng của mẹ bầu thường sẽ nghiêm trọng hơn. Những triệu chứng dị ứng trên có thể biến mất dần nếu như các tác nhân gây dị ứng tồn tại trong nhà được loại trừ sớm.
Mách mẹ bầu những biện pháp khắc phục tại nhà cho vấn đề dị ứng mạt bụi
Để hạn chế tác hại của việc sử dụng thuốc đối với sức khỏe thai nhi, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra dị ứng. Bên cạnh đó, bạn có thể thử một số cách chữa dị ứng mạt bụi đơn giản được gợi ý sau đây:
1. Sử dụng giấm táo
Giấm táo từ xa xưa đã được xem là phương thuốc hữu hiệu giải quyết tình trạng dị ứng. Tất cả là nhờ vào đặc tính chống viêm và các thành phần có khả năng kháng histamin mang lại tác dụng giảm sưng, làm dịu các triệu chứng dị ứng như ngạt mũi, sổ mũi…
Hơn nữa, giấm táo còn giúp gia tăng số lượng kháng thể và enzyme chống lại tác nhân gây dị ứng. Đồng thời việc sử dụng thực phẩm này cũng giúp hạn chế dị ứng lây lan.
Những gì bạn cần:
- Nước ấm: 1 cốc
- Giấm táo: 2 đến 3 thìa súp
- Mật ong: 1 thìa súp (tùy chọn)
Cách thực hiện:
Trộn đều tất cả những thành phần trên lại với nhau và sử dụng ngay. Bạn nên uống hỗn hợp giấm táo này từ 2–3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất. sàng lọc trước sinh là gì ?
2. Mật ong
Không chỉ là “thần dược” đối với sức khỏe và sắc đẹp, mật ong còn có công hiệu trong việc điều trị dị ứng mạt bụi ở mẹ bầu. Nguyên do là việc sử dụng mật ong thường xuyên làm gia tăng cơ hội tiếp xúc với phấn hoa (một tác nhân có thể gây dị ứng cho nhiều người) có trong mật. Nhờ vậy mà cơ thể bạn sẽ trở nên ít nhạy cảm với tình trạng dị ứng trong một thời gian dài.
Thêm vào đó, các vitamin và khoáng chất trong mật ong còn mang lại hiệu quả kháng viêm, giảm sưng, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương mau chóng.
Những gì bạn cần:
Mật ong nguyên chất: 2 thìa cà phê
Cách thực hiện:
Bạn có thể ăn trực tiếp mật ong hai lần một ngày hoặc pha loãng với nước để dùng nếu cảm thấy bị gắt cổ.
3. Tinh dầu khuynh diệp
Loại tinh dầu này mang lại tác dụng kỳ diệu trong việc chữa dị ứng mạt bụi. Việc ngửi trực tiếp mùi hương từ lọ tinh dầu hoặc thông qua máy khuếch tán sẽ giúp cổ họng được thư giãn, từ đó giảm các cơn ho dai dẳng.
Thêm vào đó, tinh dầu khuynh diệp còn có tác dụng chống viêm và loại bỏ các độc tố và vi sinh vật có hại gây dị ứng.
Những gì bạn cần:
Tinh dầu khuynh diệp: khoảng 4–5 giọt
Cách thực hiện:
Bạn có thể cho tinh dầu khuynh diệp vào máy khuếch tán hoặc chậu nước nóng để xông. Lời khuyên là mẹ bầu nên thực hiện biện pháp này từ một đến hai lần trong ngày. Mặt khác, bạn cũng có thể xoa nhẹ dầu lên vùng ngực hoặc cổ họng để giảm ho hiệu quả.
4. Trà xanh
Phương thuốc chữa dị ứng mạt bụi không đâu xa, chỉ ngay ở gian bếp nhà bạn. Trà xanh khá giàu epigallocatechin gallate, một thành phần chống oxy hóa tốt giúp đối phó với các triệu chứng dị ứng.
Những gì bạn cần:
Nước nóng: 1 cốc
Trà xanh dạng túi lọc: 1 gói
Mật ong: lượng vừa đủ
Cách thực hiện:
Bạn ngâm túi trà trong nước nóng khoảng vài phút, có thể thêm một ít mật ong để tăng phần hương vị. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng trà xanh có ảnh hưởng đến sự hấp thu axit folic, một dưỡng chất cực kỳ quan trọng với sự phát triển của thai nhi.
Hơn nữa, caffeine trong trà được cho là có liên quan đến vấn đề sinh con nhẹ cân. Vì vậy, tốt hơn hết mẹ bầu không nên dùng quá 2 tách trà xanh mỗi ngày. Để an tâm hơn, bạn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
5. Trà bạc hà
Lá bạc hà được chứng minh là sở hữu đặc tính giảm viêm và chống sung huyết nên rất có ích trong điều trị triệu chứng của dị ứng mạt bụi. Điều thú vị là phụ nữ mang thai khi dùng trà bạc hà sẽ ngủ ngon hơn, đồng thời hạn chế tình trạng đau bụng bất thường trong thai kỳ.
Những gì bạn cần:
- Nước nóng: 1 cốc
- Lá bạc hà khô: 1 nhúm nhỏ
- Mật ong (Không bắt buộc)
Cách thực hiện:
Bạn ngâm lá bạc hà khô với nước nóng khoảng 10 phút rồi lọc qua rây để loại bỏ bã. Kế đến, bạn thêm mật ong vào khuấy đều và thưởng thức ngay. Bạc hà không chỉ có công dụng giảm ho, khò khè, hắt hơi, sổ mũi mà còn làm thông thoáng đường thở, đem lại sự thoải mái cho bạn.
Cũng như trà xanh, bạn không nên dùng quá 2 tách trà mỗi ngày để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn lưu ý tránh kết hợp nhiều thành phần thảo mộc khác nhau trong cùng một tách trà để không bị ngộ độc.
Các biện pháp phòng ngừa dị ứng mạt bụi cho mẹ bầu
Để phòng ngừa tình trạng dị ứng xảy ra trong thai kỳ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hút bụi thường xuyên mọi ngóc ngách trong nhà.
- Nếu có điều kiện nên đầu tư thêm máy lọc không khí.
- Giặt vỏ gối, drap giường đều đặn đồng thời nên làm sạch rèm cửa (đây cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của mạt bụi).
- Giảm độ ẩm trong nhà bằng máy hút ẩm hoặc mở cửa sổ để thoáng khí. Bởi lẽ mạt bụi khá ưa thích độ ẩm.
- Không nên để vật nuôi ngủ cùng phòng với bạn.
Dị ứng mạt bụi tuy không phải là tình trạng đáng lo ngại nhưng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Để thoát khỏi vấn đề này, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà mà Hello Bacsi đã gợi ý ở trên. Trường hợp các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé!
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào chất lượng và chính xác nhất ?
Nhận xét
Đăng nhận xét