Những lợi ích của củ hoài sơn đối với mẹ bầu

 Củ hoài sơn hay có nơi còn gọi là củ mài vốn là loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho người. Liệu rằng tác dụng của hoài sơn có tốt cho phụ nữ mang thai? cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Những lợi ích của củ hoài sơn đối với bầu

Tác dụng của hoài sơn hẳng hề xa lạ với người dân Việt mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Nói đâu xa, ở thời đất nước còn nhiều khó khăn, củ hoài sơn (củ mài) không chỉ được người dân sử dụng làm lương thực mà còn dùng trong chữa bệnh, đặc biệt là các bài thuốc trợ tiêu hóa mà vẫn còn công hiệu cho đến ngày nay. Vậy loài thực vật này có lợi ích gì đối với sức khỏe thai kỳ hay không?

Để rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng hoài sơn cho bà bầu, MarryBaby đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn một vài thông tin sau đây.

Giải mã củ hoài sơn là gì?

Về bản chất, củ hoài sơn thuộc họ dây leo, thân nhẵn màu đỏ hồng, rễ phình to thành củ nằm sâu dưới lòng đất. Đây cũng chính là bộ phận được sử dụng để nấu ăn, làm thuốc. Hoài sơn có mặt ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào. Riêng tại nước ta, giống cây này thường mọc hoang ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Do nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng, hiện củ mài đã được trồng rộng rãi tại các khu vực đồng bằng.

Thời điểm thuận lợi nhất để thu hoạch rễ (củ hoài sơn) là vào tháng 10 – 11 đến tháng 3 – 4 năm sau. Củ mài sau khi đem về sẽ được sơ chế qua nhiều công đoạn khác nhau trước khi thành dược liệu. Theo ghi chép cổ, củ mài được gọi là “sơn dược” với ý nghĩa đây là loại thuốc quý từ miền núi đem lại tác dụng tráng dương, bổ mắt, cải thiện thính lực…

Tác dụng của hoài sơn: Lợi ích nổi bật với sức khỏe

Tác dụng của hoài sơn là gì? Nói về dược tính của hoài sơn, y học cổ truyền cho biết loại củ này có tác dụng bổ tỳ vị, phế, thận nên thường được dùng cho người bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh đường ruột, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm…

Y học hiện đại cũng đánh giá cao giá trị dinh dưỡng của loài thực vật này. Ngoài thành phần chính là tinh bột (chiếm tỷ lệ 60%), hoài sơn còn chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như: saponin, allatoin, các men oxy hóa, vitamin C cùng nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu khác. Củ hoài sơn nhờ những thành phần này mà có tác dụng tuyệt vời sau đây:

1. Tác dụng của hoài sơn: Chữa suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là hiện tượng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường bắt nguồn từ việc không nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Với sản phụ, suy nhược cơ thể còn do sự thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng từ các triệu chứng mang thai thông thường. Người bị suy nhược thường có biểu hiện mệt mỏi, kiệt sức dẫn đến giảm chất lượng công việc lẫn sức khỏe.

Thật may vì củ hoài sơn mang trong mình nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt là protid, glucid, lipd bộ 3 thành phần này sẽ “nạp” năng lượng nhanh chóng giúp bạn sớm thoát ra khỏi tình huống uể oải.

2. Tăng cường sức đề kháng là một trong những lợi ích của củ hoài sơn

Như đã trình bày, củ mài ngoài những thành phần mang dược tính, còn bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, D, E, các axit béo cùng phosphatidyl… thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này rất có ý nghĩa đối với sản phụ trong việc phòng ngừa các bệnh cơ hội.

Trong dân gian, người ta còn kết hợp với một số vị thuốc để tác dụng của hoài sơn được phát huy tốt nhất khi chữa tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất ?

3. Tác dụng của hoài sơn: Đánh bay chứng đầy hơi, chướng bụng

Ngoài suy nhược cơ thể thì đầy hơi, khó tiêu cũng là vấn đề nhiều người thường gặp phải. Nhất là các bà mẹ tương lai trong 3 tháng đầu thai kỳ rất hay gặp triệu chứng này bởi sự thay đổi nội tiết tố, cộng với việc thai nhi ngày càng lớn dần làm ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể sử dụng củ hoài sơn. Bởi tác dụng của hoài sơn được phát huy nhờ củ này có nhiều axit amin, lipid, glucid và sapotoxin là những thành phần có khả năng chữa bệnh khó tiêu cực kỳ hiệu quả. Những chất này sẽ hạn chế sự gia tăng áp lực trong dạ dày và ngăn sự phát triển của vi trùng gây bệnh.

Có nên sử dụng củ hoài sơn trong thai kỳ hay không?

Nhìn chung các loại dược liệu tuy lành tính nhưng mỗi loại lại có tính chất khác nhau. Tức là người này dùng tốt nhưng kẻ khác thì không. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu kỹ về loại dược liệu mà mình sử dụng. Với hoài sơn cũng vậy, mẹ bầu phải hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi dùng. Nếu nhận thấy bản thân có những biểu hiện lạ trong quá trình tiêu thụ thì phải lập tức ngưng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Trên thị trường hiện đang có tình trạng hoài sơn giả trà trộn nên người mua phải thật cẩn thận trong việc “chọn mặt gửi vàng”. Theo nhiều phóng sự cho thấy, củ hoài sơn giả thường được kẻ gian dùng khoai mì ủ lưu huỳnh để bán. Điều đáng nói là lưu huỳnh được sử dụng là loại dùng trong công nghiệp vô cùng độc hại bởi chất này có thể tác động xấu đến hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp…

Mách mẹ cách làm món canh gà hầm hoài sơn tẩm bổ

Nếu đã hỏi ý kiến bác sĩ và được cho phép sử dụng thì mẹ có thể làm món canh gà hầm hoài sơn để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Nguyên liệu nấu món này gồm có:

  • 300g ức gà
  • 50g kỷ tử
  • 100g củ hoài sơn
  • Nước hầm xương và gia vị nêm nếm các loại

Cách thực hiện như sau: gà mua về rửa sạch, khứa dọc miếng gà. Nước hầm xương đun sôi rồi thả hoài sơn vào nấu. Nêm 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp nước tương và kỷ tử vào. Đợi những nguyên liệu này chín thì mẹ thả gà vào, vặn nhỏ lửa hầm đến khi gà chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh củ hoài sơn và việc mẹ bầu có được sử dụng dược liệu này hay không. Suốt hành trình mang thai, mẹ nên cẩn thận với những gì mình tiêu thụ. Nếu thấy chưa rõ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Đọc thêm: xét nghiệm triple test và những điều cần biết

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu