Khi mang thai có được ăn măng khô không

 Bà bầu có được ăn măng khô không? Nhiều mẹ bầu thắc mắc điều này và bạn nên sớm biết đáp án để tối đa dưỡng chất cho mẹ và bé hoặc ngăn ngừa nguy hiểm khi ăn măng khô trong thai kỳ nhé!

Măng khô thường đi kèm với những nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng, tạo nên những món ăn hấp dẫn đối với bà bầu, chẳng hạn món miến gà nấu măng khô, bún măng vịt… Vậy bà bầu có được ăn măng khô không? cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé !

Bà bầu có được ăn măng khô hay không

Công dụng của măng khô

Được làm từ măng nứa tươi, măng giang tươi, măng vầu tươi thì tùy theo loại măng mà măng khô chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng chứa nhiều chất xơ, protein, khoáng chất và các vitamin thiết yếu nhưng lại có rất ít chất béo. Đặc biệt, nhờ có chất xơ, măng khô giúp hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón thai kỳ, rất tốt cho mẹ bầu. Các dưỡng chất, vitamin khác trong măng giúp phụ nữ khi mang thai phòng chống tình trạng béo phì, cao huyết áp…

Cụ thể trong 100g măng có chứa khoảng:

  • 4,1g protid (protid chứa trong măng có tới 16 loại axit amin)
  • 0,1g lipid
  • 5,7g glucid
  • 22mg canxi
  • 56mg phốt pho
  • 0,1g sắt
  • 0,08mg carotene
  • 0,08 mg vitamin B1
  • 0,08mg vitamin B2
  • 0,6mg vitamin B3
  • 1mg vitamin C.

Bà bầu có được ăn măng khô không?

Bạn đừng nghĩ rằng măng tươi và măng khô là giống nhau hoàn toàn nhé! Măng tươi sau khi sơ chế được đem phơi khô. Với măng khô thành phẩm, bạn có thể lưu trữ lâu hơn và khi nấu nước dùng cũng có hương vị đặc biệt khác hẳn măng tươi.

Vì măng khô chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, cho nên các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng nếu dùng với liều lượng vừa phải và tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì bạn có thể trả lời CÓ cho câu hỏi “Bà bầu có được ăn măng khô không”.

Các dưỡng chất trong măng khô rất tốt cho cơ thể mẹ bầu, tuy nhiên thực phẩm này cũng chứa nhiều hoạt chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu bạn dùng với lượng nhiều. Cụ thể, người ta đã tìm thấy trong măng khô có một số chất độc hại như HCL, axit xyanhydric, lưu huỳnh. Mẹ bầu có thể nhiễm các loại độc này nếu ăn măng khô không được sơ chế đúng cách. Xét nghiệm double test là gì và xét nghiệm triple test là gì ?

Lưu huỳnh rất nguy hiểm đối với thai nhi

Khi chế biến, nhiều cơ sở dùng lưu huỳnh trong quá trình sấy để giúp măng nhanh khô. Mẹ bầu ăn phải loại măng này khiến cơ thể nhiễm độc, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé:

  • Tổn thương thần kinh
  • Thay đổi hành vi
  • Rối loạn hệ tuần hoàn, tim mạch
  • Tổn thương mắt
  • Giảm thị lực
  • Ảnh hưởng chức năng sinh sản
  • Hệ miễn dịch
  • Tuyến nội tiết.

Axit xyanhydric, chất độc có trong măng

Glucozit trong măng sẽ sinh ra axit xyanhydric. Chất này gây độc khiến cơ thể phản ứng đẩy ra ngoài qua dạng dịch nôn và còn gây đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn.

Do vậy, đành rằng trả lời là CÓ cho câu hỏi bà bầu có được ăn măng khô không, nhưng riêng đối với mẹ bầu mới có thai trong 3 tháng đầu thì không nên ăn. Hãy tuân thủ điều này để thai nhi an toàn, bạn nhé!

Bà bầu ăn măng khô với liều lượng thế nào?

Bà bầu có được ăn măng khô không? Bạn có thể ăn măng khô nhưng chỉ ăn với một lượng rất nhỏ, khoảng 200g/tháng và nên chia thành 1-2 bữa nhỏ để cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng và có thời gian đào thải chất độc.

Ngoài ra, việc ăn nhiều măng cũng giảm bớt lượng sắt trong cơ thể mẹ bầu. Tình trạng thiếu sắt rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Cách xử lý chất độc trong măng khô

Với cách trả lời ĐƯỢC cho câu hỏi bà bầu ăn măng khô được không thì điều kiện cần là bạn vẫn phải loại bỏ các chất độc trong măng khô.

Cách xử lý lưu huỳnh, axit xyanhydric trong măng khô

Cách 1: Ngâm măng khô với nước vài ngày rồi luộc kỹ, sau đó cho vào nấu 2-3 giờ. Như vậy, lưu huỳnh sẽ bay hơi, an toàn hơn cho mẹ. Không nên dùng thử trước khi ngâm.

Cách 2: Rửa kỹ măng khô. Có thể ngâm bằng nước ấm hoặc nước gạo một đêm. Luộc măng 2-3 lần, mỗi lần 30 phút. Luộc cho đến khi măng mềm và có thể xé sợi. Thay nước sau mỗi lần luộc, nên nấu măng với lửa trung bình và sôi ít nhất một giờ trong mỗi lượt luộc. Trong lúc luộc, nếu thấy nồi măng cạn nước, bạn phải châm thêm nước vào để măng luôn phải ngập nước. 

Lưu ý: Khi mua, bạn không nên chọn mua măng có màu sắc quá bóng loáng hoặc màu sắc khác thường, xuất hiện các vết lốm đốm do mốc.

Thay vào đó, bạn nên chọn măng có màu vàng hơi nâu, được cắt thành miếng nhỏ (măng miếng to sẽ cần thời gian ngâm và luộc lâu hơn). Măng còn lưu giữ mùi hương đặc trưng là măng mới.

Cách nấu măng khô ngon miệng cho mẹ bầu

Một bát canh măng có thể giúp mẹ bầu ngon miệng hơn trong 6 tháng cuối thai kỳ. Măng có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, hóa đàm hạ khí, tiêu thực giải độc, thông lợi nhị tiện cho mẹ bầu.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây cho cả nhà 4-5 người cùng ăn:

  • Măng khô: 500g
  • Móng giò: 1 cái
  • Xương: 300g
  • 1 thanh quế
  • Hành củ
  • Gia vị

Măng sau khi sơ chế kỹ như các cách trên, bạn vớt măng ra, xé nhỏ để chế biến.

Phi thơm hành rồi cho măng vào xào, nêm một chút muối và nước mắm cho măng được ngấm gia vị. Lưu ý, khi xào măng, bạn nên để lửa nhỏ để măng được chín đều.

Rửa móng giò và xương bằng nước muối cho sạch rồi trụng sơ qua nước nóng để khi nấu, nước dùng sẽ trong hơn.

Ninh móng giò và xương, cho thêm 1 thanh quế để nước dùng được thơm. Khi ninh được 30 phút, bạn cho măng đã xào vào, tiếp tục ninh đến khi măng và giò đều mềm.

Nêm gia vị, tắt bếp.

Từ món măng này, bạn có thể biến tấu để có các món như canh măng hầm nước luộc gà, thịt vịt xáo măng, măng khô nấu với sườn non… cho thích hợp với khẩu vị của mẹ trong thai kỳ nhé! 

Tham khảo thêm: Bảng giá sàng lọc trước sinh nipt tại gentis


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giám nghiệm chlamydia chuẩn đoán chuẩn xác bệnh "khó nói" của phụ nữ mang thai

Cách đọc bản bảng kết quả xét nghiệm adn chuẩn xác

Nên thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu