Cách điều trị đau ruột thừa cho mẹ bầu
Viêm và nhiễm trùng ruột thừa dẫn đến bị đau ruột thừa là lý do phổ biến khiến phụ nữ phải phẫu thuật trong thai kỳ. Ước tính cứ 1.500 bà bầu sẽ có một người phải phẫu thuật cắt ruột thừa.
Bà bầu thường bị đau ruột thừa bên nào? Xin mời bạn tìm hiểu qua bài biết sau đây của sàng lọc trước sinh gentis để có thể hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Cách điều trị đau ruột thừa cho bà bầu
1. Đau ruột thừa ở bà bầu
Rất khó để chẩn đoán bệnh đau ruột thừa cho bà bầu do có những thay đổi về thể chất khi mang thai. Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, việc chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa sẽ dễ dàng hơn.
Khi có dấu hiệu bị đau ruột thừa, bạn cần đến ngay bệnh viện để siêu âm, chẩn đoán bệnh sớm. Nếu trì hoãn, bạn có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột thừa.
Biến chứng viêm ruột thừa còn có thể khiến bạn bị sảy thai, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba.
2. Triệu chứng đau ruột thừa khi mang thai
Nhiều người không biết đau ruột thừa bên nào – đau ruột thừa bên trái hay bên phải – nên thường bị nhầm lẫn với các chứng đau bụng khác. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu đau ruột thừa sau để chẩn đoán:
+ Khi bị viêm ruột thừa bạn sẽ bị đau ở hạ sườn phải.
+ Trong thai kỳ, càng về sau cơn đau có thể càng xuất hiện nhiều hơn ở góc phần tư phía trên bụng phải.
+ Bạn có thể bị sốt nhẹ, sưng bụng, buồn nôn.
+ Khi bị vỡ ruột thừa, bạn thường bị đau bụng dữ dội kèm sốt cao trên 38 độ C. Bụng bị cứng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc có máu trong phân.
3. Cách điều trị đau ruột thừa cho bà bầu
+ Nếu đang trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai, bạn có thể mổ nội soi.
+ Nếu đang trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể mổ mở. Tuy nhiên, bạn cần phải theo dõi thai nhi rất kỹ. Vì khi bạn bị cắt ruột thừa, tử cung có thể co thắt sớm dẫn đến sinh non.
Tỷ lệ sinh non do phẫu thuật ruột thừa khoảng 10%. Các yếu tố rủi ro khác khoảng 8% trước khi mang thai 24 tuần, 13% trong khoảng từ 24 – 28 tuần và 35% sau 29 – 36 tuần.
4. Những điều bà bầu cần lưu ý sau khi mổ ruột thừa
+ Bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
+ Tránh mang, xách vật nặng.
+ Tránh sinh hoạt tình dục.
+ Đi tái khám thường xuyên.
5. Bà bầu bị đau ruột thừa nên ăn gì?
+ Bạn nên uống nước ấm pha chanh với mật ong vào mỗi sáng.
+ Bữa sáng bạn nên uống sữa và ăn trái cây. Bạn có thể kết hợp ăn các loại hạt để bổ sung dinh dưỡng.
+ Bữa trưa bạn nên ăn rau củ hấp và sữa lên men.
+ Bữa chiều bạn nên uống nước trái cây tươi.
+ Bữa tối bạn nên ăn salad rau củ tươi, hạt mầm và sữa lên men.
+ Bạn nên uống nước ép cà rốt, củ cải và dưa chuột mỗi ngày.
6. Chế độ ăn giúp bà bầu nhanh phục hồi sau khi mổ ruột thừa
a. Ăn các món dễ tiêu hóa
Các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, sữa chua, súp kem rất giàu đạm và canxi nhưng ít sắt và vitamin A, B. Do đó, bạn chỉ nên ăn trong thời gian ngắn sau khi mổ.
b. Ăn đa dạng thực phẩm
Nếu sau thời gian ăn các thức ăn lỏng, bạn không bị đau, tiêu chảy, nôn mửa thì nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác.
Thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ như trứng, rau củ, trái cây, các loại hạt… rất cần thiết để bạn phục hồi sức khỏe, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ.
c. Bổ sung thực phẩm giúp mau lành vết thương
Đạm rất quan trọng cho quá trình phục hồi vết thương. Chất này có thể hỗ trợ tổng hợp collagen để tạo mô liên kết mới, giúp vết thương mau lành.
Bạn có thể bổ sung đậu, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt, rau củ, trái cây đặc biệt là bơ, dầu ô liu, các loại hạt… vào chế độ ăn hàng ngày.
d. Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch giàu vitamin A, C như hạnh nhân, rau chân vịt, tiêu. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn để nhanh phục hồi sức khỏe.
7. Thực phẩm bà bầu không nên ăn khi bị đau ruột thừa
Các thực phẩm bạn không nên ăn bao gồm:
+ Đồ uống có gas.
+ Nước ngọt và nước ép trái cây đóng chai.
+ Rượu, bia.
+ Các loại gia vị.
+ Nước sốt.
+ Đậu và rau họ cải.
+ Đồ hộp.
+ Thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh, kem…
+ Thức ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
+ Sôcôla, phô mai.
Đau ruột thừa trong thai kỳ rất nguy hiểm. Nhiều bà bầu không phát hiện sớm do không biết các triệu chứng đau ruột thừa bên nào. gentis hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh để có thể chữa trị kịp thời, giúp mẹ và thai nhi không gặp nguy hiểm.
Tham khảo thêm: chi phí xét nghiệm nipt và xét nghiệm bệnh edward bao nhiêu ?
Nhận xét
Đăng nhận xét